ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 22-5-25 10:23:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dưới chân bia Tổ quốc ghi công

Báo Cà Mau (CMO) Trong chiến tranh, những mất mát, hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Và để thống nhất đất nước, lập lại hoà bình, biết bao nhiêu người đã ngã xuống, xương máu của ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương.

Tri ân, tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh để giành lấy và giữ vững nền độc lập, bảo vệ Tổ quốc, trên khắp đất nước, các đền, đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công… đã được xây dựng. Đó là những công trình mang tính nhân văn, không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

Đoàn viên thanh niên xã Thanh Tùng dâng hương tại Bia Tổ quốc ghi công nhân dịp lễ 30/4.

Riêng tại tỉnh Cà Mau, các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm xây dựng đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công… ở những nơi trang trọng, nơi ghi dấu chiến tích lịch sử… và tôn tạo, giữ gìn. Bởi đây là những công trình mang ý nghĩa sâu sắc, ghi lại dấu ấn lịch sử, khắc ghi truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Qua đó, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau được hiểu rõ hơn những giá trị văn hoá, lịch sử cũng như những truyền thống tốt đẹp của ông cha để tiếp bước xây dựng và phát triển đất nước.

Từ nhiều năm nay, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ông Nguyễn Thành Công (hiện ngụ xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) lại tìm về thắp hương, vọng tưởng tại Bia Tổ quốc ghi công ở xã Thanh Tùng (huyện Đầm Dơi). Điều đó không chỉ thể hiện tấm lòng của người con quê hương đối với các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng đấu tranh để thế hệ hôm nay có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mà còn bởi trên tấm bia ghi công ấy có tên người cha ruột của ông: Liệt sĩ Nguyễn Văn Các - một chiến sĩ cách mạng kiên trung, thà hy sinh chớ không chịu khuất phục trước kẻ thù.

Ông Nguyễn Văn Các nguyên là Bí thư Chi bộ kênh Ông Đơn (ấp Phú Quý, xã Thanh Tùng). Năm 1963, trong lúc đang họp chi bộ tại địa phương, ông Các bị địch bắt (do có chỉ điểm) và bị đưa ra Cà Mau biệt giam để khai thác. Tuy nhiên, không moi được thông tin, địch đã thủ tiêu ông. Từ đó, gia đình ông đã chọn ngày ông bị bắt để làm ngày cúng cơm cho ông.

Sau ngày đất nước thống nhất, gia đình ông Công luôn đau đáu tìm kiếm hài cốt cha, nhưng vô vọng! Mãi đến năm 2003, được sự giúp đỡ của ông Ba Trọng (nhà ngoại cảm ở tỉnh Sóc Trăng), hài cốt ông Các đã được tìm thấy nơi mé kênh trong khu nghĩa địa Triều Châu (TP Cà Mau).

Ông Công bùi ngùi: “Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, người dân kênh Ông Đơn đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành truyền thống, lan toả trong mỗi gia đình. Đàn ông, thanh niên thì trực tiếp tham gia kháng chiến, còn đàn bà, phụ nữ thì ở nhà quán xuyến gia đình và tham gia công tác hậu cần, giao liên… Kênh Ông Đơn từng là căn cứ cách mạng của khu Tây Nam Bộ. Sau mấy mươi năm phiêu linh, cha tôi cũng đã trở về xứ sở, được mồ yên mả đẹp, trong khi còn biết bao người đã hy sinh vẫn chưa tìm được hài cốt”.

Theo mách bảo của ông Công, chúng tôi tìm đến nhà ông Đoàn Thanh Liêm, một gia đình có truyền thống cách mạng ở kênh Ông Đơn. Cha ông Liêm là ông Đoàn Công Hiệu, nguyên là Chi uỷ viên xã Mười Tiền (thời đó bao gồm nhiều xã: Thanh Tùng, Tam Giang, Tân Ân…). Năm 1957, ông Hiệu bị địch bắt và lưu đày 3 năm khổ sai ở nhà tù Phú Lợi, tỉnh Sông Bé (nay chia tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Nối gót cha, ông Liêm bắt đầu tham gia cách mạng, hoạt động ở địa bàn Chợ Thủ (thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển ngày nay). Bản thân ông Liêm từng bị địch bắt giam cầm, tra tấn dã man nhiều ngày liền, nhưng không khai thác được thông tin, địch thả ông về trong bộ dạng tiều tuỵ. Vợ ông là cựu chiến binh, từng là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn U Minh 2.

“Chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, người dân kênh Ông Đơn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của ông cha, đoàn kết giúp đỡ nhau lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Thế nên, dù hậu quả từ những trận đòi roi tra tấn của địch khiến tôi bây giờ đi đứng khó khăn vì đôi chân yếu ớt, còn vợ tôi cũng bệnh hoạn triền miên vì vết thương chiến tranh hành hạ, song, vợ chồng tôi luôn thấy tự hào vì mình đã đóng góp một phần công sức để giành lấy tự do, bình yên cho con cháu hôm nay”, ông Liêm tâm tình.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng những chiến công hào hùng của dân tộc thì không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người dân Việt. Đứng dưới chân các tượng đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công…, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ tưởng nhớ công lao, những hy sinh của ông cha và các bậc tiền hiền đã có công giữ nước, mà còn cảm thấy tự hào và nuôi dưỡng ý chí tự lực tự cường, kiên trung bất khuất, quyết tâm noi gương các thế hệ đi trước, không ngừng phát huy tinh thần dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh./.

 

Mã Phi

 

Liên kết hữu ích
Mua vang chén thánh nhập khẩu cao cấp

Trao phần thưởng cao quý của Đảng

Tiếp tục đợt trao huy hiệu Đảng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), chiều 16/5, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Điều hành HĐND tỉnh, cùng đoàn cán bộ đến trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên cao niên trên địa bàn xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.

Nhà báo - Anh hùng Trần Ngọc Hy khí tiết lưu danh

Hiếm có mảnh đất nào lại có truyền thống báo chí cách mạng đầy tự hào như ở Cà Mau khi có đến 3 nhà báo là liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND): Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy và Nguyễn Mai. Đó là những đại diện ưu tú nhất, thể hiện đầy đủ khí phách, tài hoa, tấm lòng tận hiến của những người làm báo Cà Mau với sự nghiệp cách mạng. Trong đó, Nhà báo - Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND Trần Ngọc Hy đã để lại những dấu ấn sâu đậm, niềm tự hào lớn lao và cảm hứng dào dạt để những thế hệ người làm báo tiếp nối ở Cà Mau nghiêng mình ngưỡng vọng, tri ân và kế tục.

Khẩn trương hoàn thành việc chấm bài thi cấp tỉnh

Chiều 15/5, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh uỷ Cà Mau), Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh uỷ Cà Mau, tổ chức cuộc họp thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban giám khảo, Tổ thư ký Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025.

Trao Huy hiệu 60 tuổi đảng cho đảng viên Vũ Anh Kiệt

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), chiều 15/5, đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đến trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đồng chí Vũ Anh Kiệt, đảng viên Chi bộ Khóm 2, Đảng bộ Phường 6, TP Cà Mau.

Trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở HĐND tỉnh Cà Mau

Sáng 15/5, tại Phòng họp trực tuyến, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng cho đồng chí Nguyễn Hoàng Thám, đảng viên Chi bộ Phòng công tác Hội đồng thuộc Đảng bộ cơ sở Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau.

Cà Mau tích cực thực hiện Nghị quyết 57

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay có chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Ðột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Ðây cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng tới trong năm 2025.

Kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở bất kỳ quốc gia nào, việc kiểm soát quyền lực quyết định tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng trong tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng của các nước trên thế giới. Vấn đề kiểm soát quyền lực được Ðảng ta rất chú trọng trong lãnh đạo toàn diện đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đang tâm thế đón nhận kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tri ân một thế hệ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc

Cụm từ “Cán bộ đi B” được dùng để chỉ những cán bộ 2 miền Nam - Bắc với tinh thần tự nguyện đã vượt Trường Sơn tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1965-1975. Nửa thế kỷ trôi qua từ sau ngày giải phóng, những bộ hồ sơ, kỷ vật trước lúc lên đường của họ được thế hệ sau tìm kiếm, trao trả lại. Ðó là cả một sự nỗ lực và làm việc cao độ của đội ngũ những người làm công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ.

Trao 316 huy hiệu Đảng đợt 19/5

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), tỉnh Cà Mau có 316 đảng viên được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên từ 30-70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 huy hiệu 70 tuổi Đảng.