ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 05:02:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dạy thêm, học thêm: Cần nhìn thẳng, hiểu đúng

Báo Cà Mau Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm được quản lý bằng Thông tư 17/2012/TT-BGDÐT ngày 16/5/2012 (Thông tư 17). Vừa qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã công bố Dự thảo thông tư (Dự thảo) về dạy thêm và học thêm để lấy ý kiến góp ý, trong đó nêu ra nhiều điểm mới, thu hút sự quan tâm của công chức, giáo viên ngành giáo dục và cả phụ huynh.

Là một trong những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm đứng trên bục giảng và đã tham gia dạy tại trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường, Nhà giáo Ưu tú Mai Giang Nam, giáo viên Trường THCS Phan Ngọc Hiển (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi), chia sẻ quan điểm: “Sự thay đổi này xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu của xã hội, đồng thời căn cứ theo luật hiện hành và chặt chẽ hơn. Khác biệt lớn nhất trong Dự thảo là về quy trình dạy thêm trong nhà trường, theo đó tổ chuyên môn sẽ lên kế hoạch dạy thêm, trình ban giám hiệu nhà trường duyệt, sau đó học sinh sẽ đăng ký, lập danh sách. Cùng với đó, đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, Dự thảo quy định giáo viên được dạy học sinh mình với điều kiện phải lập danh sách học sinh và để hiệu trưởng quản lý. Cách làm này sẽ phù hợp hơn trong việc giáo viên đánh giá năng lực học sinh của mình và có kế hoạch giảng dạy phù hợp”.

Ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Dự thảo thông tư lần này cho thấy được sự cởi mở hơn của Bộ GD&ÐT trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, việc thực hiện phải thật chặt chẽ, cần có sự chung tay của toàn xã hội cùng giám sát và đánh giá. Theo tôi, điều quan trọng là ý thức của đội ngũ giáo viên phải nhìn nhận đúng về việc dạy thêm, học thêm. Thời gian qua, trên địa bàn huyện, đội ngũ thầy cô giáo có tham gia giảng dạy tại trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường và bồi dưỡng học sinh giỏi đều làm rất tốt, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh mặc dù thù lao không nhiều”.

Nếu Dự thảo được thông qua thì cấp tiểu học sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, vì cấp học này học 2 buổi/ngày. (Ảnh minh hoạ).Nếu Dự thảo được thông qua thì cấp tiểu học sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, vì cấp học này học 2 buổi/ngày. (Ảnh minh hoạ).

Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc học thêm, dạy thêm đã có những tiêu cực xảy ra, gây bức xúc trong dư luận, ví dụ như việc giáo viên ép học sinh học thêm, dạy trước chương trình, không công bằng trong việc kiểm tra đánh giá giữa các em có và không có học thêm. Chính vì vậy, khi Dự thảo được công bố, các bậc phụ huynh rất quan tâm và cũng không tránh sự lo ngại.

Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Phường 5, TP Cà Mau, nhận định: “Vấn đề học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên, khi ban hành những quy định mới, ngành giáo dục cần có sự quản lý thật chặt để ngăn chặn tiêu cực xảy ra. Tôi mong muốn Dự thảo sẽ xây dựng cơ chế để phụ huynh cùng giám sát, phản ánh và có chế tài xử lý nghiêm trường hợp giáo viên vi phạm thông tư về dạy thêm, học thêm”.

Có thể thấy, việc đưa ra dự thảo sửa đổi thay thế Thông tư 17 cho thấy sự linh hoạt của ngành giáo dục, phù hợp với nhu cầu xã hội và tình hình thực tế. Việc xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ sẽ góp phần để hoạt động dạy thêm, học thêm được nhìn thẳng và đi đúng hướng.


Những điểm mới trong Dự thảo thông tư về dạy thêm, học thêm: Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng... trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất; căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch. Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HÐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định. Tổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT. Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khoá không cần xin phép hiệu trưởng, tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm. Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.


Hữu Nghĩa

 

Gương mặt trẻ tiêu biểu trên lĩnh vực học tập

Ðể ghi nhận những đóng góp của tuổi trẻ trên các lĩnh vực, vừa qua, Tỉnh đoàn tổ chức tuyên dương những gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Cà Mau năm 2024. Trong đó, em Châu Minh Khôi, học sinh Lớp 12 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), được tuyên dương trên lĩnh vực học tập.

Thắp lửa sáng tạo, đồng hành cùng học sinh

Ðối với cô giáo Bùi Hương Quỳnh, Trường THCS Quách Phẩm Bắc (huyện Ðầm Dơi), tình yêu đối với nghề giáo là nguồn động lực mạnh mẽ giúp cô gắn bó, tâm huyết với từng giờ giảng, truyền cảm hứng và kiến thức cho bao thế hệ học trò.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi

So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1 buổi thi, 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Công nhận 51 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024

Sau một tuần thi đấu, tranh tài sôi nổi ở nhiều nội dung (từ ngày 18- 25/12), Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp vào sáng 25/12.

Cô giáo nhiều sáng tạo

Với những cố gắng và thành tích đạt được trong hơn 20 năm đứng lớp, cô Nguyễn Thị Duyên, Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THPT Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) được Ban Giám hiệu, đồng nghiệp đánh giá cao. Cô là tấm gương sáng về sự nỗ lực, trách nhiệm, sáng tạo và tận tâm với nghề.

Võ Phước Hoà - Con ngoan, trò giỏi

Nhắc đến cậu học trò Võ Phước Hoà, thầy cô và bạn bè Lớp 5C, Trường Tiểu học Quang Trung (Phường 5, TP Cà Mau) luôn dành cho em tình cảm quý mến, bởi sự thông minh, hoà đồng, học giỏi.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục

Chiều nay (20/12), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 23/6/2014 của UBND tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Dìu dắt trẻ khuyết tật trưởng thành

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau (Trung tâm), ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhiều năm qua trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh có con em bị khuyết tật bẩm sinh, là ngôi nhà chung của trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, giáo dục các em khuyết tật từ 3-22 tuổi, theo học từ mẫu giáo đến lớp 12.

Chịu quan sát, thay đổi tư duy

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đoạt 4 giải tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp thành phố, với những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao đến từ chính nỗ lực quan sát, học hỏi của các em.

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho 200 học sinh Cà Mau khó khăn

Sáng ngày 17/12, tại hội trường Huyện uỷ U Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trao học bổng “Gieo mầm tri thức” cho 180 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi tại huyện; mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, gồm xe đạp và dụng cụ học tập.