ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:33:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui nhân đôi

Báo Cà Mau Tết này nhiều gia đình chính sách, các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn TP Cà Mau đón xuân trong niềm vui nhân đôi khi được sống trong căn nhà tình nghĩa khang trang, kiên cố.

Thành phố Cà Mau hiện có 2.400 người thuộc diện đối tượng chính sách có công với cách mạng được nhận trợ cấp thường xuyên. Toàn thành phố có 361 Mẹ Việt Nam anh hùng, hiện 9 mẹ còn sống, đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và được các đơn vị nhận phụng dưỡng.

Xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và liên tục, Ðảng bộ, chính quyền thành phố và các đơn vị liên quan luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Trong đó, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công được đặc biệt quan tâm, triển khai tích cực, rộng khắp ở các địa phương.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cà Mau, cho biết: “Thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa được tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả. Ðến nay, hầu hết các đối tượng chính sách được cải thiện về nhà ở. Chỉ tính riêng trong năm 2024, thành phố xây dựng và sửa chữa 29 căn nhà tình nghĩa (xây mới 16 căn, sửa chữa 13 căn), trị giá 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tấm lòng tri ân không thể cảm nhận đủ qua số liệu, càng không thể tính thành tiền. Có đến tận mỗi ngôi nhà mới hiểu thêm đạo lý uống nước nhớ nguồn đã thấm đượm trong đời thường bằng những việc làm cụ thể, giản dị mà cao đẹp”.

Lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho bà Trần Nguyệt Chiếu, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, ngụ Khóm 2, Phường 8, TP Cà Mau. Ảnh: BÍCH LỆLễ bàn giao nhà tình nghĩa cho bà Trần Nguyệt Chiếu, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, ngụ Khóm 2, Phường 8, TP Cà Mau. Ảnh: BÍCH LỆ

Quyết tâm của TP Cà Mau là không để bất kỳ gia đình chính sách, người có công với cách mạng nào phải sống dưới mức trung bình, gia đình chính sách phải có nhà ở đàng hoàng, khang trang. Có như thế, phong trào đền ơn đáp nghĩa mới thật sự lan toả và đi vào cuộc sống; những ngôi nhà tình nghĩa mới thật sự trọn vẹn nghĩa tình và phát huy hiệu quả.

Trên thực tế, quá trình triển khai chính sách nhân văn này cũng đòi hỏi sự năng động, sáng tạo chọn ra những cách làm hay, phù hợp, hiệu quả để tập hợp được các lực lượng tham gia, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực hỗ trợ. Việc bình xét, lựa chọn phải từ cộng đồng dân cư, tạo sự công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao để việc hỗ trợ đến đúng và trúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí.

Về Khóm 2, phường Tân Xuyên, chúng tôi gặp gia đình ông Ðặng Văn Ngon (sinh năm 1952), cựu chiến binh, thương binh 3/4. Sau hơn 2 tháng thi công, ngôi nhà tường kiên cố với diện tích gần 100 m2 đã hoàn thành, với tổng kinh phí xây dựng 230 triệu đồng, trong đó Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cà Mau hỗ trợ 80 triệu đồng, còn lại do gia đình, con cháu đóng góp xây dựng. Nhận ngôi nhà tình nghĩa do Nhà nước hỗ trợ, ông Ngon bày tỏ: “Tôi rất xúc động khi nhận ngôi nhà tình nghĩa khang trang. Tết năm nay, gia đình sẽ ăn Tết trong căn nhà mới, cả nhà ai cũng phấn khởi, chuẩn bị đón Tết thật đầm ấm, đủ đầy, sung túc. Gia đình sẽ tiếp tục giáo dục con cháu phát huy truyền thống cách mạng của gia đình”.

Ông Ðặng Văn Ngon (bên trái) cùng ông Hứa Văn Na trò chuyện trong căn nhà mới.Ông Ðặng Văn Ngon (bên trái) cùng ông Hứa Văn Na trò chuyện trong căn nhà mới.

Cùng Khóm 2, phường Tân Xuyên, ông Hứa Văn Na được hỗ trợ 40 triệu đồng sửa chữa nhà ở. Ðược biết, hộ ông Na là gia đình thờ cúng liệt sĩ, trước kia ông cũng được xây cất nhà ở cho đối tượng thờ cúng liệt sĩ, nhưng thời gian đã lâu, căn nhà xuống cấp, nay được sửa chữa lại, ông Na rất phấn khởi. Ông Na bày tỏ: “Gia đình tôi rất biết ơn Ðảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ gia đình sửa chữa ngôi nhà tình nghĩa để cả nhà được sống trong căn nhà mới an toàn, vững chắc. Mừng hơn là nơi thờ cúng cha tôi được đàng hoàng và trang trọng”.

Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách cấp, toàn hệ thống chính trị còn tích cực thực hiện xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa, huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo một cách tốt nhất cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Ông Lê Thành Nơi phấn khởi chia sẻ: “Tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, Nhân dân TP Cà Mau đã góp một phần rất lớn trong công tác đền ơn đáp nghĩa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ, hỗ trợ để các đối tượng chính sách có cuộc sống ngày càng ổn định. Theo kế hoạch xoá nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh, hiện nay thành phố đang rà soát để thực hiện khởi công xây mới và sửa chữa nhà cho đối tượng người có công với cách mạng, gồm hỗ trợ xây dựng mới 7 căn, sửa chữa 15 căn, khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất"./.

 

Quỳnh Anh

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.