ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 04:13:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia tăng tai nạn giao thông đường thuỷ

Báo Cà Mau Những tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát đường thuỷ đã tăng cường kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trên 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác tuần tra, kiểm soát chưa được tăng cường thường xuyên trên tuyến sông nên chưa xử lý triệt để vi phạm, nhất là chở hàng hoá quá vạch dấu mớn nước an toàn và không bằng, không chứng chỉ chuyên môn.

Những tháng đầu năm nay, Ban An toàn giao thông (ATGT) đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền và biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm Luật Giao thông đường thuỷ nội địa (TNÐ), quy tắc giao thông và hệ thống biển báo, tín hiệu…

Tuy nhiên, trật tự ATGT đường thuỷ vẫn diễn biến rất phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) những tháng đầu năm nay tăng hơn so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ TNGT đường thuỷ, làm chết 7 người và bị thương 1 người. Trong số đó, phương tiện TNÐ gia đình gây tai nạn chiếm gần 90% và nguyên nhân dẫn đến tai nạn thường là do đi đêm không đèn chiếu sáng, vi phạm quy tắc tránh vượt… 

1 tháng 3 vụ tai nạn, 4 người chết

Tính trong tháng 9/2016, tỉnh Cà Mau xảy 3 vụ TNGT đường thuỷ, làm chết 4 người. Ðiển hình như vụ tai nạn xảy ra tại ấp Lạch Vàm, xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển). Trời nhá nhem tối, ông Lộ Minh Trí (sinh năm 1976) điều khiển vỏ máy lưu thông trên tuyến sông hướng từ cầu Lạch Vàm đi chợ Rạch Tàu thì đụng vào vỏ máy composite do ông Diệp Út Trai điều khiển. Tai nạn xảy ra làm ông Trai rơi xuống sông và tử vong. Theo điều tra ban đầu, cả 2 phương tiện trên đều không có đăng ký, đăng kiểm và ông Trai không có giấy chứng nhận điều khiển phương tiện.

Học sinh vẫn chưa được trang bị áo phao khi đi học bằng phương tiệnthuỷ. (Ảnh chụp tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời vào đầu năm học 2016-2017).

Vụ tai nạn thứ hai xảy ra ở huyện Trần Văn Thời, anh vợ và em rể đều tử vong trên đường về sau khi dự đám giỗ của cha. Một buổi tối cuối tháng 9, ông Dương Văn Nhơn và Phan Văn Hoa cùng đi trên vỏ composite (chưa xác định được người điều khiển), đến đoạn sông thuộc Ấp 10A, xã Trần Hợi thì va chạm với vỏ composite, gắn máy xe do Ðặng Vũ Khanh điều khiển chở Trần Văn Tuân đi cùng chiều. Tai nạn xảy ra làm ông Nhơn, ông Hoa rơi xuống sông và tử vong. Thông tin ban đầu, cả 4 người đều có sử dụng rượu, bia; Ðặng Vũ Khanh không có chứng nhận điều khiển phương tiện.

Từ những vụ tai nạn trên cho thấy, tần suất hoạt động giao thông đường thuỷ tuy có giảm, song ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông vẫn còn rất kém, trong khi TNGT đường thuỷ xảy ra thường dẫn đến chết người, nhưng tình trạng điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia, không học thi chứng chỉ chuyên môn, đi đêm không đèn chiếu sáng… vẫn còn khá phổ biến và đây là nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng TNGT đường thuỷ.

Hoạt động vận tải còn nhiều bất cập

Những tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát đường thuỷ đã tăng cường kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trên 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác tuần tra, kiểm soát chưa được tăng cường thường xuyên trên tuyến sông nên chưa xử lý triệt để vi phạm, nhất là chở hàng hoá quá vạch dấu mớn nước an toàn và không bằng, không chứng chỉ chuyên môn.

Siết chặt hoạt động vận tải đường thuỷ tại các cảng, bến TNÐ trên tuyến đường TNÐ quốc gia, đầu tháng 10/2016, đoàn công tác Cục Ðường TNÐ Việt Nam đã tiến hành thanh tra cảng TNÐ và phương tiện TNÐ hoạt động tại các cảng TNÐ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong quá trình thanh tra, đoàn công tác phát hiện còn nhiều cảng TNÐ trang thiết bị neo đậu phương tiện chưa đảm bảo an toàn, báo hiệu đường TNÐ bố trí tại cảng chưa phù hợp, không xuất trình được giấy kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, thiết bị xếp dỡ.

Thực tế hiện nay, tỷ lệ đăng ký, đăng kiểm phương tiện TNÐ còn thấp, người điều khiển phương tiện TNÐ chưa ý thức học thi chứng chỉ chuyên môn, mà đã không học thì đâu biết luật cũng như phân biệt biển báo giao thông. Trong khi đó, hệ thống biển báo cũng như tín hiệu giao thông trên nhiều tuyến sông, nhất là khu vực nông thôn vẫn chưa hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, ý thức của các chủ phương tiện hoạt động vận tải hàng hoá, bến khách ngang sông… chưa cao, nên chấp hành quy định pháp luật về giao thông còn mang tính đối phó.

Thế nên, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Văn hoá giao thông với bình yên sông nước”, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống biển báo giao thông đường thuỷ, tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… là vấn đề tỉnh Cà Mau cần thực hiện đồng bộ.

Tuy nhiên, không chỉ có ngành chức năng mà chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và quản lý tốt địa bàn, nhất là quản lý Nhà nước về các bến khách ngang sông, phương tiện đưa rước học sinh, giải toả chướng ngại vật và ổn định trật tự lâu dài trên các tuyến sông, kinh, rạch… Ðiều quan trọng hơn hết là mỗi người tham gia giao thông đều phải ý thức trách nhiệm, trước tiên là với bản thân mình./.

Bài và ảnh: Bảo Trâm

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.