ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:00:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm gánh nặng cho người chăm sóc nạn nhân da cam

Báo Cà Mau Chăm sóc người khuyết tật (NKT) và nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) không chỉ cần có tình yêu thương và sự quan tâm, mà còn cần được trang bị các kỹ năng chăm sóc đúng cách.

Mới đây, Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh phối hợp với Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho NNCÐDC năm 2024.

Thạc sĩ Nguyễn Ánh Chí, Giám đốc chuyên môn Hội Trợ giúp NKT Việt Nam, chia sẻ, quy trình chăm sóc NKT và NNCÐDC tại nhà nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của đối tượng này. Quy trình này không chỉ tập trung vào các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, mà còn chú trọng đến yếu tố tâm lý, giáo dục, hỗ trợ cộng đồng, giúp tạo dựng môi trường sống tích cực, phát triển bền vững cho NKT và NNCÐDC.

Ông Phan Quốc Bảo (bìa trái), Ðiều phối viên Dự án DIRECT, đến thăm các gia đình NKT tại xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình.Ông Phan Quốc Bảo (bìa trái), Ðiều phối viên Dự án DIRECT, đến thăm các gia đình NKT tại xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình.

Có nhiều dạng khuyết tật: khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ. Mỗi loại khuyết tật cần phương pháp chăm sóc và hỗ trợ khác nhau.

NKT vận động cần sự trợ giúp trong di chuyển, tắm rửa, ăn uống và vận động cơ thể. Người khiếm thị hoặc khiếm thính cần các kỹ năng giao tiếp đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hay viết ra giấy.

Chất độc da cam gây ra những di chứng nặng nề cho các nạn nhân và hậu quả lâu dài đối với nhiều thế hệ. Các di chứng của chất độc da cam gồm dị tật bẩm sinh, các bệnh lý về hệ thần kinh, rối loạn tâm thần, hoặc các vấn đề về hệ miễn dịch. Những người bị ảnh hưởng cần sự chăm sóc đặc biệt, để giảm thiểu sự đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo đó, việc xây dựng quy trình chăm sóc toàn diện, linh hoạt sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho NKT và NNCÐDC, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc.

Việc chăm sóc NKT và NNCÐDC tại nhà đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cần lòng kiên nhẫn, sự tận tâm và tình yêu thương vô bờ bến. Những người chăm sóc này thường là người thân trong gia đình, đôi khi là những tình nguyện viên không được đào tạo bài bản. Mặc dù họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh duy trì chất lượng sống, nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Người chăm sóc phải nắm vững các kiến thức cơ bản như: đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể, vệ sinh vết thương, uống thuốc đúng cách và theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân. Người chăm sóc phải nắm vững các kiến thức cơ bản như: đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể, vệ sinh vết thương, uống thuốc đúng cách và theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân.

Việc chăm sóc NKT và NNCÐDC tại nhà tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Các công việc từ tắm rửa, ăn uống, đến hỗ trợ vận động, theo dõi tình trạng bệnh lý... có thể khiến người chăm sóc cảm thấy kiệt sức, thiếu ngủ và dễ căng thẳng. Nhiều gia đình có NKT hoặc NNCÐDC không đủ điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế hoặc vật lý trị liệu chuyên nghiệp. Ðiều này càng làm gia tăng gánh nặng cho người chăm sóc, khi họ phải đảm nhiệm vai trò vừa là bác sĩ, vừa là người hỗ trợ tinh thần.

Ngoài các khó khăn về thể chất, người chăm sóc cũng đối mặt với nhiều áp lực tâm lý. Họ cảm thấy bất lực khi không thể làm gì để chữa khỏi bệnh cho người thân, hay cảm thấy cô đơn vì thiếu sự hỗ trợ từ xã hội và cộng đồng. Họ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress và trầm cảm khi phải gánh vác trách nhiệm lớn lao một mình.

Ðể giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc, việc đào tạo kỹ năng chăm sóc tại nhà, cung cấp các dịch vụ y tế tại gia, cũng như hỗ trợ tài chính và tâm lý cho người chăm sóc là rất cần thiết. Ðồng thời, việc xây dựng cộng đồng chăm sóc khoẻ mạnh, với sự tham gia của các tình nguyện viên và các chuyên gia, sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho NKT hoặc NNCÐDC./.

 

Hoàng Vũ

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.