ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 11:31:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm thiệt hại do thiên tai - Trách nhiệm của cộng đồng

Báo Cà Mau (CMO) Mưa bão, triều cường, sạt lở đất ven sông, thời tiết nguy hiểm trên biển… đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh, bởi nó gây ra nhiều thiệt hại cả về tài sản và tính mạng của người dân.

Trong tháng 12 (tháng 11 âm lịch), các đợt triều cường, thời tiết nguy hiểm trên biển, sạt lở đất ven sông… tiếp tục để lại những thiệt hại nặng nề. Theo thống kê sơ bộ, đã có ít nhất 1 nhà xưởng bị thiệt hại, hơn 450 căn nhà, 54 km lộ giao thông, 393 ha vuông tôm, 5 ao nuôi tôm công nghiệp… bị ngập tràn do triều cường cao. Ngoài ra, còn có hơn 391 m bờ bao bị bể, hàng chục héc-ta hoa màu, cây ăn trái bị thiệt hại, trên biển xảy ra 2 vụ việc làm 1 thuyền viên mất tích.

Ðất liền ngập tràn diện rộng

Triều cường trong tháng 12 vừa qua đã gây ra tình trạng ngập tràn trên diện rộng tại nhiều địa phương, nhất là các huyện ven biển.

Tại huyện Năm Căn, các ngày có triều cường cao, nhiều khu vực ấp Mai Hoa, Mai Vinh, Bỏ Hủ (xã Tam Giang Ðông) đã có hơn 49 m bờ bao vuông tôm của 10 hộ bị ngập tràn; đặc biệt có hơn 74 m bờ bao của 14 hộ bị bể, gây thiệt hại lớn về tài sản là tôm nuôi của người dân. Bà Lê Thị Liên, ấp Mai Hoa, có hơn 4 m bờ bao vuông tôm bị bể, chia sẻ, dù gia đình đã chủ động gia cố nhưng chỉ bảo vệ được tôm nuôi mấy con nước triều, đến con nước vừa rồi thì bị vỡ. Dù không thể thống kê chính xác nhưng thiệt hại ít nhất cũng hơn 20 triệu đồng.

Ðợt triều cường vừa qua cũng đã làm tràn bờ bao vuông tôm, ảnh hưởng đến 23 hộ dân và 4 ao nuôi tôm công nghiệp của 3 hộ trên địa bàn xã Hiệp Tùng và xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn), gây ra thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.

Thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng là những gì mà đợt triều cường gây ra cho người dân các xã Nguyễn Việt Khái, Tân Hải, Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng, Phú Tân và thị trấn Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân). Cụ thể, triều cường làm ngập tràn hơn 450 căn nhà, gần 34 km lộ, 366 ha vuông tôm, 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 1,2 ha; thiệt hại gần 6,6 ha rau màu và cây ăn trái; hư hỏng 1 cống vuông tôm.

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, trong 5 ngày triều cường dâng cao đã làm ngập tràn trên 20 km lộ giao thông; bể 277 m bờ bao vuông tôm và 40 m lộ nông thôn tại các xã: Viên An, Viên An Ðông, Tân Ân Tây và Ðất Mũi, gây ra tổn thất khoảng 154 triệu đồng.

Không chỉ gây ra ngập tràn, vỡ bờ bao vuông tôm, triều cường còn trực tiếp gây ra vụ sạt ở đất ven tuyến sông Trảng Tràm khu vực thuộc ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi. Vụ sạt lở với chiều dài 25 m, chiều ngang từ mé sông vào 9 m này đã làm thiệt hại 1 phần nhà xưởng của HTX mắm cá mào gà và một số máy móc, thiết bị, đồ dùng trong nhà xưởng, giá trị thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Trên biển hậu quả nặng nề

Nếu như trên đất liền, nhiều người dân ăn ngủ không yên vì triều cường, sạt lở đất thì các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên biển cũng đã để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và tính mạng.

Các phương tiện nhỏ tham gia khai thác, đánh bắt, rất nguy hiểm trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường.

Các hiện tượng thời tiết bất thường trên biển, từ đầu năm đến nay, đã làm 4 thuyền viên mất tích, 4 người chết, 5 người bị thương và đã có 12 tàu cá, 1 sà lan và 4 phương tiện khai thác thuỷ sản bị chìm.

Gần đầy nhất là vụ mất tích của thuyền viên Nguyễn Văn Sáng (sinh năm 1988, ở ấp Nhưng Miên, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển).

Ðược biết, trước đó, ông Sáng theo tàu của ông Lê Hoàng Em, ấp Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, ra biển hoạt động nghề lú. Theo đó, khi ra biển, tàu cá có số hiệu CM 98832 TS kéo theo 1 phương tiện nhỏ đánh bắt ven biển chiều dài 14 m. Cả hai phương tiện do ông Lê Hoàng Em làm chủ kiêm thuyền trưởng.

Khi đến khu vực đánh bắt, ông Sáng được giao ở lại trên phương tiện nhỏ để giữ lú cách Hòn Chuối khoảng 7 hải lý về hướng Nam. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 3 ngày vào bờ, ông Lê Hoàng Em nhận được thông tin, một người dân ấp Sào Lưới phát hiện phương tiện đang trôi dạt cách Hòn Chuối khoảng 18 hải lý về hướng Tây Nam (cách chỗ neo đậu khoảng 35 hải lý) và không thấy người trên phương tiện. Sau khi nhận được thông tin, ông Lê Hoàng Em đã tổ chức tìm kiếm ông Sáng nhưng không thấy.

Hay như trước đó, vào ngày 2/12, một vụ việc thương tâm đã xảy ra trên địa bàn Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Ðó là trường hợp thuyền viên Ðoái Hoài Nam, ngư dân trên phương tiện vỏ composite bị chìm mất tích trên biển. Sau thời gian tổ chức tìm kiếm, đến ngày 4/12, Ðồn Biên phòng Rạch Gốc nhận được tin báo của một ngư dân khu vực cách cửa biển Vàm Lũng khoảng 3 hải lý về hướng Ðông Nam phát hiện 1 xác chết trôi dạt. Qua nhận dạng, người thân xác định đó chính là ông Ðoái Hoài Nam.

Những vụ việc thương tâm ấy cũng như những thiệt hại nặng nề do triều cường và sạt lở mang lại thời gian qua phần nào nói lên sự khắc nghiệt, hiểm nguy của thiên tai. Nhằm nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai, ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, thời gian qua, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê điều, các công trình cấp bách phòng, chống thiên tai. Song song với đó là đầu tư xây dựng khu tái định cư, định canh cho người dân tại các vùng có nguy cơ thiên tai cùng nhiều dự án giúp người dân thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai khác đang được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Dù đã rất nỗ lực nhưng trước diễn biến của thiên tai ngày một khó lường, không còn theo quy luật nhất định nào, tiềm ẩn nhiều rủi ro cả đối với đời sống và sản xuất của người dân. Vì vậy, sự chủ động của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương là chưa đủ, bản thân người dân cũng phải có sự chủ động trong tổ chức sản xuất, các phương án, kế hoạch để bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản và thích ứng với thiên tai.


Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh, thiên tai và tai nạn đã gây thiệt hại khoảng 17,8 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại về tài sản do thiên tai khoảng 16,1 tỷ đồng và thiệt hại do tai nạn khoảng 1,7 tỷ đồng.


 

Nguyễn Phú

 

Liên kết hữu ích

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.