ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 08:14:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Báo Cà Mau Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Dù chỉ với lịch sử hơn 300 năm, vùng đất mới Cà Mau vẫn hiện diện với đời sống văn hoá tinh thần đặc sắc, cùng hệ thống di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể) phong phú đang được trao truyền, gìn giữ, phát huy. Trong gia tài quý báu ấy, có thể nói, văn hoá - văn nghệ dân gian là một trong những chỉ dấu để nhận rõ về một Cà Mau thật đầy đủ, toàn diện với vô vàn sự duyên dáng, lý thú và gần gũi.

Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, được biết đến là người có nhiều tâm huyết với văn hoá - văn nghệ dân gian của Nam Bộ. Ông tâm tình: “Người làm công tác văn hoá - văn nghệ dân gian dẫu ở đâu cũng phải đặt cái tâm lên trên hết, trước hết. Chấp nhận dấn thân vào lĩnh vực này là đối diện với muôn vàn thách thức, khó khăn. Bởi, phủi bỏ những lớp bụi thời gian, khêu sáng những di sản xưa cũ của ông cha là công việc không hề dễ dàng. Phải bằng trí tuệ, bằng lao động nghiêm túc, bằng đam mê, tình yêu và sự nhẫn nại tuyệt vời mới có thể đi đến tận cùng con đường lựa chọn”.

Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng với nhiều đóng góp, gợi mở quý báu cho lĩnh vực văn hoá - văn nghệ dân gian tỉnh Cà Mau. Ảnh: QUỐC BÌNH

Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng với nhiều đóng góp, gợi mở quý báu cho lĩnh vực văn hoá - văn nghệ dân gian tỉnh Cà Mau. Ảnh: QUỐC BÌNH

Ðánh giá về văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng khẳng định: “Cà Mau có những vốn liếng dày dặn, độc đáo, vô cùng phong phú, được tích luỹ, kết tinh qua nhiều thế hệ, bằng nhiều hình thức và có sức sống vô cùng bền bỉ. Văn hoá - văn nghệ dân gian ở một khía cạnh nào đó đã ăn sâu vào tiềm thức, thẩm thấu vào sâu bên trong và được biểu hiện thông qua diện mạo, tính cách của mỗi con người Cà Mau”.

Dẫn ra hàng loạt ví dụ, ông Hùng tâm đắc: “Ở Cà Mau, chúng ta có những nghề truyền thống vào loại lâu đời nhất, như nghề muối ba khía, gác kèo ong, làm tôm khô... có các tín ngưỡng dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác của cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer. Bên cạnh đó, còn có một kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện kể, giai thoại, huyền tích dân gian... và vô số những tri thức, kinh nghiệm dân gian vẫn còn được lưu giữ trong mọi hoạt động, lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðây là những điều mà khi chúng ta lưu tâm, quyết tâm và có những công trình, tác phẩm nghiêm túc, có giá trị thật sự, thì sẽ là những đóng góp ý nghĩa vào quá trình làm rõ thêm, tôn vinh, lan toả những bản sắc văn hoá riêng biệt của vùng đất, con người Cà Mau”.

Với cái nhìn thấu đáo của người làm nghiên cứu lâu năm, ông Hùng trao đổi thêm những vấn đề liên quan đến truyện dân gian bác Ba Phi: “Ðã có những công trình, tác phẩm, hội thảo liên quan đến bác Ba Phi và những đóng góp của ông trong đời sống văn hoá tinh thần ở vùng đất Cà Mau. Thế nhưng, để nói là toàn diện chưa, chạm đến được những giá trị cốt lõi nhất và lâu bền nhất của chủ đề này hay chưa, thì tôi xin nói rằng, những người làm văn hoá - văn nghệ dân gian của Cà Mau vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều. Ở đây có mấy vấn đề, thứ nhất là phải phân biệt được đâu là “Bác Ba Phi kể chuyện” và hệ thống những truyện kể phái sinh, thậm chí là sáng tác, phóng tác theo phong cách của bác Ba Phi; đồng thời, phải chỉ ra bối cảnh, cơ chế, cách thức, cũng như nêu bật được những thông điệp, ý nghĩa của hiện tượng văn hoá này. Ðó chỉ là một nét chấm phá trong nhiều, rất nhiều những chủ đề hấp dẫn, lý thú khác trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ dân gian”.

Một sự tiếc nuối khác của Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng và cũng chính là trăn trở của đội ngũ những người tâm huyết, gắn bó với lĩnh vực nghiên cứu văn hoá - văn nghệ dân gian tại Cà Mau, như thừa nhận của ông Chung Thanh Thuỷ, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh: “Thành lập vào năm 1998 với 3 hội viên, đến nay chi hội chỉ phát triển thêm 1 hội viên nữa, là 4. Một con số quá khiêm tốn với lĩnh vực rộng lớn, phong phú của văn hoá - văn nghệ dân gian tại địa phương”.

Hệ quả kéo theo là tỉnh Cà Mau thiếu vắng những công trình, tác phẩm văn hoá - văn nghệ dân gian với quy mô và giá trị tương xứng. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, trăn trở: “Ðã đến mùa thứ 5 của Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tại tỉnh Cà Mau, song lĩnh vực văn hoá - văn nghệ dân gian vẫn chưa có công trình, tác phẩm và tác giả được vinh danh, đó là một sự thiếu vắng đáng tiếc”.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc - Nét văn hoá tín ngưỡng của cư dân ven biển Cà Mau.           Ảnh: HUỲNH LÂM

Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc - Nét văn hoá tín ngưỡng của cư dân ven biển Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

Trong mọi công việc, yếu tố con người vẫn đóng vai trò quyết định thành - bại, ông Hùng gợi mở: “Trước tiên, những người trụ cột trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ dân gian phải khơi dậy được sự quan tâm, đam mê của mọi người bằng những việc làm, sản phẩm, công trình cụ thể. Những nhân tố tiềm năng rất đông đảo, đầy kỳ vọng, đó là sinh viên của các trường cao đẳng, đại học; là những người làm công tác bảo tàng, di tích; là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức của Cà Mau; hoặc xa hơn là đội ngũ giáo viên, những cán bộ lĩnh vực văn hoá của các xã, huyện, thành phố... Vấn đề là đội ngũ này cần một cú huých, cần được khơi mở, bồi đắp và tiếp thêm đam mê để cùng nhau tham gia, đóng góp cho công việc này”.

Lan toả những giá trị của văn hoá - văn nghệ dân gian chính là cách để người hôm nay tri ân, tôn vinh, tưởng nhớ tiền nhân; cũng là cách để chúng ta lẫy ra những giá trị truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp, quý báu để bổ sung vào hành trang cho sự phát triển của hôm nay và mai sau. Làm sao để không hổ thẹn với tiền nhân; làm sao để những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy; làm sao để chúng ta hôm nay không quên nguồn cội... tất cả đều là những câu hỏi day dứt và thúc bách đối với những người làm công tác văn hoá - văn nghệ dân gian ở Cà Mau. Ðây là mảnh đất còn nhiều dư địa để những người yêu mến, gắn bó, trách nhiệm với vùng đất này tiếp tục khơi dòng, chung sức./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).