Theo cô Tăng Thị Ánh Mai, Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (TP Cà Mau), rèn chữ đẹp trước hết là trang bị cho học sinh bộ chữ cái tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Việc rèn chữ đẹp còn có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt; nhờ vậy, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
Theo cô Tăng Thị Ánh Mai, Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (TP Cà Mau), rèn chữ đẹp trước hết là trang bị cho học sinh bộ chữ cái tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Việc rèn chữ đẹp còn có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt; nhờ vậy, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
Cô Mai cho biết, học sinh bậc tiểu học thường gặp một số lỗi như viết chữ chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng. Có em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn, nét dài, nét nghiêng ngả, khoảng cách giữa các chữ không đều. Bên cạnh đó, một số em tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng. Ða số các em ngồi cúi mặt sát với vở, vẹo lưng, lệch vai, khuỳnh tay, cầm viết không đúng nên dẫn đến viết chữ không được đẹp…
Cô Ánh Mai rèn chữ cho học sinh. |
Ðể học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị…, giáo viên phải luyện cho học sinh có được tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh làm theo.
“Ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi đã làm mẫu kết hợp giải thích, hướng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi học để các em hiểu và làm theo”, cô Mai cho hay.
Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ GD&ÐT và việc viết tốt mẫu chữ quy định là yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên tiểu học. Ðây chính là một tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện. Khi viết mẫu cho học sinh, giáo viên nên viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào. Phân tích cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để học sinh dễ dàng nhận biết được cách viết; hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá.
Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng, lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu. Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc rõ. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông.
Ðể làm tốt điều này khi dạy các giờ tập viết, tập đọc, chính tả, cô Mai luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa giọng cho những học sinh đọc còn ngọng nghệu. Ðồng thời, động viên, khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, tạo cho học sinh sự hứng khởi, hăng hái thi đua rèn luyện.
Cô Mai tâm sự: “Trong hội nghị cha mẹ học sinh của lớp, tôi nêu tầm quan trọng của chữ viết đẹp và cho cha mẹ học sinh xem tập ghi, tập rèn chữ của học sinh và kết quả đạt được của học sinh năm học trước, đồng thời cho cha mẹ học sinh xem 1 quyển sổ tiêu biểu của lớp đang dạy. Việc làm này kích thích sự ủng hộ của cha mẹ học sinh rất nhiều. Từ đó, gia đình sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc rèn chữ cho các em”./.
Bài và ảnh: Lê Nguyễn