ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 04:45:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp nhau khởi nghiệp, cùng nhau làm giàu

Báo Cà Mau (CMO) Nhờ cần cù, chịu thương chịu khó, cộng với sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN cơ sở, thời gian qua nhiều phụ nữ vùng nông thôn đã mạnh dạn tham gia khởi nghiệp. Từ những mô hình nhỏ, các chị đã giúp nhau khởi nghiệp và nhiều chị vươn lên làm giàu.

Từ nghề sơ chế thịt cua mà nhiều chị em phụ nữ ở ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau có cuộc sống ngày càng phát triển. Mô hình này không chỉ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em nhàn rỗi ở nông thôn.

Gắn bó với nghề sơ chế thịt cua hơn 7 năm qua, hiện nay cơ sở của chị Trần Thị Nương đã giải quyết việc làm cho hàng chục chị em trong xóm với thu nhập từ 100-120 ngàn đồng/người/ngày. Theo chị Trần Thị Nương, trước đây chị chỉ thu mua cua xô của bà con trong xóm để sơ chế thịt, đông lạnh và đưa đi tiêu thụ. Sau thời gian nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết và ưa chuộng thịt cua sơ chế sẵn nên gia đình chị đặt cua các thương lái với số lượng lớn hơn mới đủ cung cấp cho thị trường.

Chị Trần Thị Ngộ (em gái của chị Nương) cũng bắt đầu chuyển sang làm nghề sơ chế thịt cua khoảng 3 năm nay. Mỗi ngày chị Ngộ sơ chế khoảng 10 kg cua thịt cho các mối trong và ngoài tỉnh. Để đủ nguồn hàng cung cấp cho khách, chị Ngộ phải mướn thêm nhân công phụ giúp trong các công đoạn.

Hàng ngày, sau khi làm xong việc nhà, chị Hồ Thị Hồng đến phụ tách thịt cua tại gia đình chị Ngộ. Theo chị Hồng, công việc này ít vất vả, cua sau khi rửa sạch, luộc chín sẽ được tách từng bộ phận ra để riêng, trong quá trình tách thịt phải thật khéo léo để không mất thịt cua. “Sáng sau khi làm công việc nhà thì đến tách thịt cua, cơm chủ nhà bao, mỗi ngày kiếm hơn 100 ngàn để trang trải chi phí trong gia đình”, chị Hồng cho biết thêm. “Nhờ có nghề làm cua mà gia đình tôi mới có cuộc sống khấm khá như bây giờ. Trước thì đi cân cua về giao cho vựa, hiện nay thì tách thịt cua cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Công việc không vất vả, đầu ra ổn định và thu nhập khá nên chị em trong xóm ai cũng làm”, chị Lê Thị Nan chia sẻ.   

Chị em tách thịt cua tại cơ sở của chị Trần Thị Ngộ (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau).   

Để chế biến cua thịt, các hộ thu mua chỉ cần mua cua xô với giá vài chục ngàn đồng/kg, sau đó luộc chín, chờ nguội hẳn sẽ tách thịt ra từng phần để riêng, đông lạnh đưa đi tiêu thụ. Thịt cua ở mỗi phần sẽ bán với giá khác nhau, giá đắt nhất là thịt càng, càng cua to, chắc thịt có giá từ 700-820 ngàn đồng/kg, rẻ hơn thịt ở ngoe cua. “Trước tôi cũng chỉ cân cua rồi giao cho thương lái, nhưng hay bị cảnh đụng hàng dội chợ, giờ làm cua thịt thì khoẻ hơn nhiều. Ngoài bán thịt cua, mình tận dụng nước luộc cua để nuôi heo, mai cua thì bán với giá 1.000 đồng/cái”, chị Ngộ cho biết thêm.

Theo chị Nguyễn Tố Uyên, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Tân, tuy các mô hình phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn xã bước đầu triển khai, nhưng nhận thức của chị em phụ nữ về phát triển kinh tế gia đình được nâng lên khá toàn diện. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh phong trào giúp phụ nữ khởi nghiệp bằng nhiều hình thức, như giúp tiếp cận vốn, hướng dẫn cách lập đề án phát triển sản xuất kinh doanh; Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nâng cao kiến thức và kỹ năng trong phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt… để chị em nắm vững, làm chủ quy trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài thời gian dạy học ở Trường Mầm non Hoạ Mi (Phường 1, TP Cà Mau), tranh thủ ban đêm chị Nguyễn Thuỳ Dương (Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) trồng cải mầm và bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình này. Chị Dương chia sẻ, kỹ thuật trồng rau mầm không quá khó nhưng khá cầu kỳ, kỹ lưỡng, trồng hoàn toàn bằng hữu cơ nên các quy trình phải sạch, từ giống, xơ dừa đến nước tưới rau hàng ngày phải là nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích, khu vực trồng rau cần thoáng mát, ánh sáng vừa phải... Nhờ kiên trì, chịu khó, cùng với niềm đam mê, chị Dương đã tích luỹ được nhiều kiến thức cho bản thân, nắm vững quy trình cũng như kỹ thuật sản xuất các loại rau mầm như rau muống, củ cải trắng, cải đỏ, cải ngọt...

Hiện nay, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trồng cải mầm cho chị em tại các lớp tập huấn do Hội LHPN TP Cà Mau tổ chức. Chỉ hơn 5 tháng thực hiện mô hình này, chị Dương đã hoàn vốn (3,4 triệu đồng) và có lãi gần 10 triệu đồng. Theo chị Dương, do rau sạch, không phân, thuốc bảo vệ thực vật nên được chị em ưa chuộng.  

Phó chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau Lê Trúc Hương chia sẻ, phong trào phụ nữ thi đua sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Từ kinh nghiệm sẵn có, cộng thêm sự tìm tòi, chịu khó, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn thử nghiệm và thành công với nhiều mô hình khởi nghiệp mới. Đây là tín hiệu đáng mừng trong quá trình thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025./.

Thanh Phương

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.