ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 03:15:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng

Báo Cà Mau Khiếm khuyết một phần cơ thể nên trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Để giúp các em vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, nhất là tạo cho các em những kỹ năng để hoà nhập cộng đồng, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau đã không ngừng nỗ lực.

Khiếm khuyết một phần cơ thể nên trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Để giúp các em vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, nhất là tạo cho các em những kỹ năng để hoà nhập cộng đồng, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau đã không ngừng nỗ lực.

Năm nay 23 tuổi và đang học lớp 6, Nguyễn Thế Nhân có 10 năm gắn bó với Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau. Vào đây, Nhân không chỉ được các thầy cô chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ mà Nhân còn được học chữ, học nghề để sau khi hoàn thành khoá học có thể tự nuôi sống bản thân. Cùng với Nhân, 76 em khiếm thính khác cũng đang được nuôi dưỡng, giáo dục và dạy nghề tại đây. Tuỳ vào khả năng của từng em, nhà trường sẽ dạy văn hoá, dạy may, làm hoa vải, hay dạy vẽ… với mong muốn giúp các em khuyết tật có thể hoà nhập cộng đồng sau khi hoàn thành khoá học.

Các em khiếm thính đang được dạy nghề làm hoa vải tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật.

Hiệu trưởng Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau Nguyễn Nga chia sẻ: Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, khó khăn lớn nhất là phải hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh. Phải biết các em thích gì, hiểu gì cũng như khả năng tiếp thu được gì… để nhà trường đưa ra những biện pháp giáo dục hiệu quả. Các em học sinh của trường phần lớn là khiếm thính, mỗi em có một hoàn cảnh, cá tính, sở thích khác nhau nên việc dạy dỗ chăm sóc không hề đơn giản. Chỉ thật sự có trách nhiệm, lòng tâm huyết mới có thể gần gũi giúp các em hứng thú học tập, rèn luyện để có thể hoà nhập cộng đồng.

Hiện tại trường đang nuôi dạy 77 em bị khiếm thính, trong đó có 14 em đang học nghề. Và đặc biệt, qua học tập và rèn luyện, có 20 em có thể nghe, nói được những từ cơ bản. Nguyễn Kim Cương (19 tuổi, học lớp 5) mạnh dạn trao đổi với chúng tôi. Ðược thầy cô động viên nói chuyện mà không sử dụng tay để ra dấu, Cương đã hỏi tôi về tên, tuổi, gia đình. Em còn giới thiệu về bản thân mình, điều mà trước khi vào trường em không thể làm được. Cương khoe, không chỉ biết chữ mà em còn được học nghề làm hoa, may công nghiệp, nấu ăn và em thích nhất là được luyện tập và tham gia biểu diễn văn nghệ cùng với các bạn trong trường.

Lắng nghe, chia sẻ

Quản lý 36 học sinh nữ từ 6 đến 20 tuổi, gắn bó từ khi các em mới vào trường, cô Lê Thị Mộng Tuyền nói: “Ðể các em có thể làm quen với nề nếp, nội quy của trường học, chúng tôi luôn chú trọng công tác giáo dục cá nhân, hướng dẫn học sinh tự phục vụ bản thân. Trước hết giáo dục trẻ phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Ðặc biệt, để tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hoà nhập và tham gia hoạt động với các bạn, giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỉ mỉ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ”.

Thầy Lê Minh Ðức, giáo viên Tin học, cho biết, buổi đầu tiếp xúc với các em gặp rất nhiều khó khăn. Ðể hiểu các em, bản thân giáo viên phải học ngôn ngữ ký hiệu của trẻ khiếm thính. Vừa là thầy vừa là bạn nên chuyện bất đồng ngôn ngữ rồi cũng được giải quyết. “Tuy tiếp thu chậm nhưng bộ môn Tin học làm các em rất thích thú, và trở thành nguồn động viên để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thầy Ðức tâm sự. 

Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, nhất là trẻ khuyết tật. Khi môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời giúp khơi dậy tiềm năng trong trẻ. Ở trường thầy, cô giáo trở thành người cha, người mẹ dành trọn yêu thương, tấm lòng bao dung, động viên học sinh vượt lên số phận. Bản thân giáo viên phải nỗ lực khơi dậy và khuyến khích năng khiếu của các em khuyết tật. “Mặc dù bị khiếm khuyết nhưng các em rất thông minh, các em chỉ cần nhìn thấy giáo viên thực hiện 2-3 lần là các em có thể làm được hoa vải rất đẹp”, cô Trần Ngọc Mỹ, giáo viên dạy nghề, khẳng định.

“Năm học này trường sẽ nhận thêm 12 em khuyết tật nhưng hiện tại cơ sở vật chất còn thiếu. Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh tự kỷ hiện nay còn rất nhiều nhưng cơ sở vật chất thiếu, nguồn nhân lực chưa được đào tạo để giúp các em hoà nhập cộng đồng”, cô Nguyễn Nga, Hiệu trưởng Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau, trăn trở.

Bên cạnh việc giáo dục hoà nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật cần nâng cao nhận thức xã hội về trẻ khuyết tật. Bởi trẻ khuyết tật dễ tổn thương khi bắt gặp ánh mắt, cử chỉ hay thái độ thiếu tế nhị của mọi người xung quanh. Ðây cũng là nguồn động viên giúp đỡ để trẻ khuyết tật nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội./.

Bài và ảnh: Phương Lài

Liên kết hữu ích

Tấm lòng phụ nữ nông thôn

Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, mong muốn sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, một số phụ nữ ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, đã tự nguyện thành lập tổ phụ nữ từ thiện để nấu ăn, cấp phát gạo, nhu yếu phẩm..., giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.

Sẽ kiểm tra 95 cơ sở kinh doanh hàng hoá dịp Tết

Nhằm đảm bảo ổn định thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp tết gây bất ổn thị trường, sáng nay (7/1), lực lượng quản lý thị trường tỉnh tổ chức kiểm tra chuyên đề thị trường dịp trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025.

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên”

Sáng nay (7/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên” tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. 

Bố trí nguồn lực hợp lý để giảm nghèo bền vững

Với chuẩn nghèo ngày càng cao thì công tác giảm nghèo đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp tương ứng, phù hợp với thực tiễn. Huyện Năm Căn đã huy động tốt các nguồn lực xã hội, triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.

Ðội hình “Thanh niên tình nguyện xoá nhà tạm, nhà dột nát”

Thực hiện Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, huyện Năm Căn cần xây mới và sửa chữa 318 căn nhà. Các đối tượng được chọn hỗ trợ xây dựng từ chương trình này là người có công hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Ngoài khó khăn về tài chính, các hộ này cũng hạn chế về nguồn nhân lực lao động. Thấy được khó khăn này, vừa qua, Huyện đoàn Năm Căn thành lập Ðội hình “Thanh niên tình nguyện xoá nhà tạm, nhà dột nát" để kịp thời giúp đỡ, nhằm giảm bớt chi phí trong quá trình xây cất nhà cho người dân.

Ổn định thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã nỗ lực kiểm soát thị trường, đảm bảo ổn định thị trường và quyền lợi người tiêu dùng.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Trao quà Tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 5/1/2025, Dự án “Cho em” phối hợp cùng Huyện đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên huyện Cái Nước, Nông trại giáo dục Hoàng Oanh cùng các đơn vị tài trợ đồng hành tổ chức chương trình “Mùa xuân cho em” trao quà Tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phú Hưng, huyện Cái Nước.

Sôi nổi ngày hội học sinh, sinh viên khoẻ

Sáng 5/1, tại Trường THPT Cà Mau (Phường 2, TP Cà Mau), Hội Sinh viên tỉnh tổ chức Ngày hội học sinh, sinh viên khoẻ năm 2025.

Trao 20 suất quà tết cho nạn nhân chất độc da cam

Trong khuôn khổ các hoạt động thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin  nhân dịp xuân Ất Tỵ, sáng 4/1/2025, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức trao 20 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam tại TP Cà Mau và huyện Thới Bình. Mỗi suất quà gồm tiền mặt và quà trị giá hơn 1 triệu đồng. Tổng giá trị quà tặng 21 triệu đồng.