ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:31:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ khó cho chứng thực bản sao điện tử

Báo Cà Mau Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đối với giấy tờ, văn bản (chứng thực bản sao điện tử) là dịch vụ công cung cấp mức độ dịch vụ trực tuyến một phần và được thực hiện thông qua bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.

Đến nay, sau thời gian triển khai, dịch vụ đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí giao dịch, qua đó đem lại sự tiện lợi, hài lòng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC).

Tuy nhiên, hiện nay đang phát sinh một số hạn chế, bất cập cần tháo gỡ. Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC, cho hay: “Thời gian qua, trên cơ sở Nghị định 45/2020 và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, về triển khai dịch vụ công (DVC) chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực (hoặc phải xuất trình bản chính để xác minh hồ sơ) khi thực hiện TTHC”.

Do một số vướng mắc trong triển khai, các đơn vị vẫn thực hiện song song 2 hình thức chứng thực điện tử và chứng thực trên giấy.

Theo ông Hồ Chí Linh, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn, để thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu hồ sơ thủ tục “Chứng thực bản sao từ bản chính” theo quy định tại Nghị định số 61/2018 và Nghị định số 45/2020, hiện nay trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức phải thực hiện song song trên 2 hệ thống phần mềm: Vừa thực hiện quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả trên Cổng DVC/Hệ thống một cửa điển tử tỉnh, vừa thực hiện quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia. Việc này làm tăng gấp đôi khối lượng công việc, lãng phí thời gian của cán bộ, công chức khi thao tác trên phần mềm và giảm hiệu suất giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức.

Bên cạnh đó, do chức năng chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thiết lập trên Cổng DVC quốc gia chưa được nâng cấp nên địa phương rất khó khăn trong việc khai thác, sử dụng để theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo, đôn đốc việc cung cấp DVC này trên địa bàn tỉnh; cũng như gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi chia sẻ, kết nối dữ liệu về kết quả chứng thực bản sao điện tử từ bản chính để thực hiện các DVC trực tuyến khác trên Cổng DVC tỉnh.

Ngoài ra, quy trình trên hệ thống của Cổng DVC quốc gia đôi lúc còn gặp sự cố lỗi kỹ thuật. Các yêu cầu về dữ liệu đặc tả, như cấu trúc lưu trữ dữ liệu, cấp mã kết quả điện tử chưa đúng cấu trúc, việc triển khai thực hiện nghiệp vụ lưu trữ chưa thật sự bảo đảm... Việc thu phí, lệ phí, cập nhật thông tin mở sổ theo dõi hồ sơ chưa thật sự bảo đảm thuận lợi cho cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện.

Ông Hồ Chí Linh đề xuất: “Ðể có sự ổn định tương đối về cấu trúc dữ liệu, từ nay đến cuối năm tạm thời tiếp tục thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia cho đến khi hoàn tất việc đánh giá các bộ chỉ số đo lường trên Cổng DVC (chỉ số cải cách hành chính, chỉ số chuyển đổi số, chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Quyết định 766/QÐ-TTg...)".

Công chức Bộ phận một cửa UBND Phường 5, TP Cà Mau thực hiện chứng thực bản sao điện tử cho người dân.

Theo đó, trong quý I/2024, sau khi hoàn tất việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ chấm điểm các bộ chỉ số, Trung tâm Giải quyết TTHC sẽ tiến hành các giải pháp kỹ thuật cấu trúc lại dữ liệu hệ thống, hoàn thiện, thiết lập bổ sung lập ứng dụng nghiệp vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Phân hệ số 07 của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC (Phân hệ quản trị, vận hành ứng dụng giải quyết TTHC nội bộ giữa các cơ quan Nhà nước). Trên cơ sở đó sẽ tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Văn phòng Chính phủ hỗ trợ, cho phép chuyển giao dịch vụ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” đang thực hiện trên Cổng DVC quốc gia về Cổng DVC/Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau để góp phần đẩy mạnh việc cung cấp DVC trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa giao Văn phòng UBND tỉnh (trực tiếp là Trung tâm Giải quyết TTHC) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để sẵn sàng tích hợp, cung cấp dịch vụ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ thông báo việc chuyển thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và tích hợp kết quả chứng thực điện tử trên Cổng DVC quốc gia./.

 

Ðào Hồng

 

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Phú Tân

Ngày 22/5, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau kiểm tra thực tế các nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND xã Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm và UBND huyện Phú Tân; đồng thời ghi nhận những thuận lợi khó khăn, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.