ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:30:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hà Nội mùa lộc vừng thay lá

Báo Cà Mau (CMO) Cứ mỗi độ xuân về, đường phố Hà Nội như bừng sáng với những sắc màu của hoa và lá, đây là thời khắc mà khung cảnh của Thủ đô dường như trở nên trữ tình hơn bất cứ thời điểm nào trong năm. Bên cạnh màu trắng tinh khôi của hoa sưa, màu trắng tím của hoa ban, màu lá non mỡ màng của muôn vàn loài cây là điểm nhấn màu đỏ rực hoặc vàng ruộm của những tán lá lộc vừng vào mùa thay lá.

Cây lộc vừng cổ thụ bên Hồ Gươm.

Lộc vừng đẹp theo mùa, đối với mùa hoa, dưới gốc cây phủ hết một màu đỏ. Mùa nắng, cây lộc vừng vươn tán làm mát dịu biết bao tâm hồn trong những trưa hè. Lãng mạn và cuốn hút hơn cả và như một lời hẹn ước của thời gian, tháng Ba, những cây lộc vừng của Hà Nội lại bước vào mùa thay lá. Một số ít cây lộc vừng lá chuyển màu vàng đỏ hoặc cam rực rỡ, còn chủ yếu là màu vàng óng ả.

Trên đường Ðinh Tiên Hoàng, bên cạnh những sắc màu của các loại hoa lá là màu vàng - đỏ của lộc vừng mùa thay lá, làm cho đường phố trở lên lung linh, lãng mạn.

Trên đường phố, trong khuôn viên các cơ quan, trường học… đâu đâu cũng có thể bắt gặp những cây lộc vừng đang vào mùa thay lá, nhưng với người Hà Nội khi nhìn thấy lá lộc vừng chuyển sắc vàng - đỏ, nhiều người lại bớt chút thời gian tìm về cây lộc vừng cổ thụ và cây lộc vừng 9 gốc bên Hồ Gươm. Lúc này, những chiếc lá xanh đồng loạt chuyển sang màu vàng - đỏ khiến cả một góc Hồ Gươm như sáng rực, đẹp lung linh.

Những sắc lá của lộc vừng trên đường phố Hà Nội.

Hàng cây lộc vừng trong khuôn viên Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội.

Trước khung cảnh nên thơ lãng mạn ấy, mỗi khi nhìn thấy những cây lộc vừng đang bừng sáng khoe sắc, nhiều người đã phải ngẩn ngơ dừng bước để lưu giữ hình ảnh sắc màu rực rỡ hay những khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân./.

 

Trịnh Thắng thực hiện

 

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hoá, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Hành trình về với lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ

Côn Ðảo, quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn là di tích lịch sử đặc biệt.

Khóm Tắc Cậu mùa gai ngọt

Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.

Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới

Cáp treo Hòn Thơm (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 7.899,9 m, xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm. Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam đảo ngọc.

Về với Ðông Bắc...

Có những chuyến đi không chỉ là dịch chuyển giữa những địa danh, mà là hành trình đánh thức mọi giác quan, khiến trái tim bồi hồi và để lại dư âm rất lâu trong tâm trí. Với tôi, một người con từ vùng đất cuối trời Tổ quốc, chuyến hành trình được tham gia cùng đoàn tham quan, đặt chân đến Ðông Bắc vừa qua chính là một trải nghiệm quý giá như thế.

Ðất thiêng Côn Ðảo

Những ngày tháng Tư lịch sử, từng dòng người đến với đất thiêng Côn Ðảo, đến để tưởng nhớ và tri ân những thế hệ kiên trung trong đấu tranh cách mạng đã viết nên trang sử bi hùng giữa biển khơi...

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.

Chiêm ngưỡng hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới

Đảo Phú Quốc của Việt Nam vừa được vinh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới, vượt qua cả "thiên đường" Bali của Indonesia. Thành tích này được công bố bởi tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure trong khuôn khổ giải thưởng World's Best Awards thường niên, dựa trên bình chọn của hơn 186 ngàn độc giả.

Chư Nâm - Nón xanh cao nguyên

Nằm lặng lẽ giữa vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, núi Chư Nâm (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một điểm đến còn hoang sơ, ẩn chứa vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. Với độ cao khoảng 1.472 m, Chư Nâm không quá hiểm trở như đỉnh Fansipan hay hùng vĩ như Lang Biang, nhưng mang trong mình sự bình yên của một vùng đất chưa bị khai phá nhiều.

Chùa Giác Hoa - Dấu ấn kiến trúc tâm linh của Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa toạ lạc tại Quốc lộ 1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu - công trình kiến trúc tâm linh với lịch sử hơn 100 năm tuổi. Ngôi chùa không chỉ là nơi tu tập và hành hương của đông đảo phật tử gần xa, mà còn là biểu tượng giao thoa giữa 2 nền văn hoá Ðông - Tây.