ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 08:02:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Báo Cà Mau Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Năm nay, với chủ đề “Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”, nhân Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2025 (24/3), các cơ quan y tế kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội, từ các cấp chính quyền đến từng người dân nâng cao nhận thức, loại bỏ kỳ thị và hỗ trợ người bệnh. Việc tuân thủ điều trị, phát hiện sớm và tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp quan trọng, tiến tới chấm dứt bệnh lao.

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Cà Mau, thông tin: "Sau dịch Covid-19, bệnh lao có xu hướng quay trở lại và phát triển khá mạnh. Theo thống kê năm 2022, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 170 ngàn ca mắc lao, trong đó có khoảng 9-10 ngàn ca lao kháng thuốc và 10-11 ngàn ca tử vong do lao. Ðây là con số đáng báo động".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất và thứ 10 trong nhóm 30 nước có gánh nặng lao kháng thuốc. Hệ thống phòng chống lao tại Việt Nam hiện nay tương đối ổn định, từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong phòng chống lao vẫn là ý thức và sự hợp tác của người bệnh, cũng như nhận thức của cộng đồng. Ðối với người bệnh, việc tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng.

- Bác sĩ có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhân lao, đặc biệt là lao kháng thuốc?

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Dũng: Một trong những khó khăn lớn nhất trong điều trị lao là việc tuân thủ phác đồ. Một số bệnh nhân tuân thủ tốt, nhưng cũng có nhiều người bỏ điều trị giữa chừng do áp lực kinh tế, phải lo mưu sinh hoặc di chuyển do công việc. Ðiều này làm giảm hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Lao kháng thuốc cần phác đồ điều trị nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp bệnh nhân cảm thấy khoẻ nên chủ quan, không đến tái khám đúng lịch.

Ðội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân lao.

Ðội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân lao.

Chương trình chống lao tại địa phương đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ như cấp thuốc tận nhà thông qua mạng lưới y tế cơ sở, nhân viên y tế đến tận nơi kiểm tra, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc, hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân lao kháng thuốc mỗi lần tái khám. Dù vậy, vẫn có bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt, do cuộc sống mưu sinh hoặc do chủ quan khi thấy sức khoẻ cải thiện. Ðây là rào cản lớn trong việc kiểm soát lao kháng thuốc.

- Hiện, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đang áp dụng những phương pháp mới nào trong điều trị lao, thưa bác sĩ?

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Dũng: Hiện nay, bệnh viện đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến để chẩn đoán và điều trị bệnh lao. Một trong những kỹ thuật quan trọng là xét nghiệm phân tử Gene Xpert, phương pháp sinh học phân tử giúp phát hiện vi khuẩn lao với độ chính xác cao. Nếu trong mẫu xét nghiệm có một đoạn gen của vi khuẩn lao, hệ thống sẽ khuếch đại và nhận diện chính xác.

Máy xét nghiệm sinh học phân tử Gene Xpert, phương pháp sinh học phân tử giúp phát hiện vi khuẩn lao với độ chính xác cao.

Máy xét nghiệm sinh học phân tử Gene Xpert, phương pháp sinh học phân tử giúp phát hiện vi khuẩn lao với độ chính xác cao.

Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng phương pháp nội soi phế quản, giúp phát hiện vi khuẩn lao trong trường hợp bệnh nhân không thể khạc đàm, đặc biệt hữu ích với những bệnh nhân mắc lao phổi ở giai đoạn sớm hoặc lao ngoài phổi. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lao, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hợp tác của bệnh nhân và ý thức cộng đồng trong phòng chống, điều trị căn bệnh này.

- Xin cảm ơn ông!


"Nếu tuân thủ tốt, kết quả điều trị sẽ rất khả quan. Ðối với cộng đồng, nhận thức về bệnh lao vẫn chưa sâu rộng. Nhiều người chưa thực sự quan tâm đến thông tin về căn bệnh này. Một bệnh nhân lao nếu không được điều trị kịp thời có thể lây nhiễm cho 10 người khác mỗi năm. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế, nhiều gia đình có người mắc lao nhưng không hiểu rõ nguy cơ lây lan. Nếu cộng đồng nâng cao ý thức, chủ động tầm soát và điều trị sớm, chương trình phòng chống lao quốc gia sẽ đạt kết quả tốt hơn. Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc kháng lao và phác đồ điều trị đều được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất vẫn là sự hợp tác của bệnh nhân và ý thức phòng bệnh của cộng đồng", Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Dũng khuyến cáo.


Hoàng Vũ - Lam Khánh thực hiện

 

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Nuôi cá bảy màu phòng bệnh sốt xuất huyết

Hằng năm, đến mùa mưa, muỗi vằn phát triển mạnh, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát cao. Những năm qua, ngành y tế Cà Mau đẩy mạnh các giải pháp phòng bệnh, trong đó, mô hình nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.