ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 13:53:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hậu quả từ nuôi heo trong khu dân cư ​

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 3 năm trở lại đây, hơn 20 hộ dân ở Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình phải chịu cảnh sống chung với mùi hôi tanh phát ra từ 1 hộ chăn nuôi heo. Môi trường cả khu vực rộng lớn này ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ cộng đồng nơi đây.

Theo bà con, dù đã nhiều lần được góp ý, đề nghị nhưng chủ chăn nuôi heo vẫn chưa có biện pháp khắc phục, ông này còn tỏ thái độ bất cần, thách thức. Hậu quả là chiều 29/6, giữa gia đình người nuôi heo và hàng xóm nổ ra cãi vã, dẫn đến xô xát.

Nơi ông Nguyễn Bá Trọng nuôi heo nằm trong khu dân cư truyền thống, khoảng 5 dãy chuồng, hiện có trên 100 con. Mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý, hầm chứa biogas, nhưng không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân trong khu vực.

Nước thải từ chuồng heo tù đọng đen ngòm, bốc mùi tanh hôi nồng nặc.

Ông Trần Văn Thanh, nhà đối diện với hộ chăn nuôi heo, người đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau sau vụ xô xát hôm 29/6, cho biết: "Khoảng 16 giờ ngày 29/6, do bức xúc từ hộ ông Trọng nuôi heo gây ô nhiễm, hôi thối trong thời gian dài, tôi đã sang nhà ông Trọng yêu cầu ông xử lý mùi hôi như đã hứa. Sau đó xảy ra cãi vã dẫn đến xô xát. Lúc này tại nhà ông Trọng có rất nhiều người, hầu hết là anh em ruột của ông nên tôi bị đánh tới tấp, gia đình phải chở tôi tới bệnh viên cấp cứu". 

Được hỏi mùi hôi từ chuồng heo, ngoài ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, có ảnh hưởng đến việc buôn bán của gia đình không? Ông Thanh bức xúc: “Gia đình tôi bán quán ăn hơn 20 năm nay. Khoảng 3 năm trở lại đây, việc buôn bán ế ẩm, lượng khách ngày càng ít dần. Có khi khách vừa ghé chưa gọi món ăn đã vội đi ngay vì không chịu được mùi hôi thối. Khách ghé 1 lần là không thấy ghé nữa. Chúng tôi nhiều lần viết đơn gởi đến xã nhưng đến nay tình trạng càng trở nên nặng nề hơn mà chưa được giải quyết dứt điểm”.

Trước đây, chủ chăn nuôi heo chỉ nuôi số lượng nhỏ nên ít mùi hôi. Từ khi họ tăng lên hàng trăm con, lại không đáp ứng quy định yêu cầu về chuồng trại, nên không khí càng ô nhiễm nặng.

Tìm về Ấp 5, xã Thới Bình tìm hiểu sự việc, tôi gặp ông Diệp Anh Nguyễn, hàng xóm khác của ông Trọng, ông bức xúc: “Mùi hôi khó chịu từ chuồng heo thường nặng hơn từ khoảng 5-6 giờ chiều đến sáng hôm sau, xung quanh lúc nào cũng nhiều ruồi, muỗi. Chúng tôi phải dùng thuốc diệt muỗi, ruồi 24/24 nhưng vẫn không ăn thua gì. Cả gia đình ăn không ngon, ngủ không yên, cứ ngửi mùi là buồn nôn khó chịu. Ra khỏi nhà thì thôi, chứ ở nhà, nhiều khi phải đeo khẩu trang xuyên suốt may ra mới chịu nổi. Chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm để đảm bảo môi trường sống trong lành như trước đây”. Ông Nguyễn ngao ngán: “Mặc dù chăn nuôi với số lượng lớn, nhưng chuồng trại được chủ chăn nuôi xây dựng khá sơ sài. Nước thải lúc nào cũng chảy lênh láng, tạo thành vũng nước tù đọng, đen kịt, bốc mùi tanh hôi quến ruồi và nhiều muỗi. Mùi hôi từ chuồng heo bốc ra khiến cuộc sống của chúng tôi khổ sở, đảo lộn hoàn toàn”.

Một hàng xóm khác, bà Nguyễn Thu Thuỷ than thở: “Mặc dù đóng kín cửa nhưng gió đến đâu mùi hôi bay theo đến đó, đặc biệt những ngày nắng nóng, mùi càng khó chịu. Mấy năm qua, người dân trong khu vực đều bị ảnh hưởng sức khoẻ, nhất là mắc bệnh đường hô hấp bởi mùi hôi tanh”.

Chủ tịch UBND xã Thới Bình Trần Trung Kiên xác nhận: “Trường hợp chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường là có, người dân đã phản ánh, hiện nay xã đang xử lý. Qua kiểm tra xử lý, số lượng nuôi trên 100 con vừa lớn, vừa nhỏ nhưng nuôi theo kiểu nông hộ như thế thì ô nhiễm, mùi hôi không thể tránh khỏi. Hộ nuôi đã có lắp đặt túi biogas nhưng nưới thải từ vệ sinh rửa chuồng, nước tiểu lại xả thẳng xuống sông, xã đã yêu cầu chủ chăn nuôi khắc phục. Về số lượng và địa điểm chăn nuôi nằm trong khu dân cư, xã không có cơ sở để xử lý, cũng không buộc di dời chỗ khác được, chỉ hướng dẫn cho họ thực hiện và làm đúng quy trình, kỹ thuật trong chăn nuôi. Chiều 29/6, giữa gia đình ông Trọng và hàng xóm đã xảy ra cãi vã, dẫn đến xô xát cũng vì chuyện này, lực lượng công an đang tổ chức xác minh, làm rõ vụ việc"./.

Tiểu Ái

Yếu tố tiên quyết cho bầu cử thành công

(CMO) Hiệp thương nhân sự cho công tác bầu cử là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có vai trò tiên quyết cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã được các cấp, các ngành huyện Năm Căn khẩn trương chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước thời gian, đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần, số lượng theo quy định.

Xử lý nghiêm đơn vị gây ô nhiễm môi trường

(CMO) Ngày 30/3/2021, báo Cà Mau đăng bài viết "Dân nói xả thải, công ty nói nước mưa" phản ánh người dân bức xúc việc dòng nước đen bốc mùi hôi thối chảy ra kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu từ cống nước xả của Công ty TNHH Thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường.

Ngành tư pháp Cà Mau với phương châm “vững kỷ cương, nghiêm kỷ luật”

(CMO) Tiếp tục duy trì, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, phát huy ý thức trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, liêm chính với tinh thần phục vụ củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành. Ðây là mục tiêu trọng tâm của ngành tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2021.

Dân nói xả thải, công ty nói nước mưa

(CMO) Chiều 23/3, trao đổi với phóng viên báo Cà Mau về vấn đề người dân phản ảnh Công ty TNHH thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường (ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau) xả thải gây xáo trộn cuộc sống, ông Lê Triệu Vĩnh, Phó giám đốc Công ty TNHH thuỷ sản Phú Cường - Kiên Cường cho biết: “Việc người dân phản ánh dòng nước đen ngòm chảy từ ống xả nước phía trước nhà máy ra kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu là có".

Công khai, minh bạch trong hoạt động tiếp dân

(CMO) Huyện Ðầm Dơi luôn chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem đây là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng

(CMO) Tình hình sạt lở đất trên địa bàn thị trấn Năm Căn nói riêng, huyện Năm Căn nói chung đang diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Bước vào mùa mưa năm nay đã xảy ra hàng chục vụ sạt lở đất, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân.

Dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục

(CMO) Cùng đoàn công tác Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thăm Làng SOS Cà Mau hôm 17/7, bà Phan Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tư vấn viên Tổng đài 111 (tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, thuộc Cục Trẻ em) trao đổi với phóng viên báo Cà Mau cùng những bạn trẻ công tác Đoàn nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có việc dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.

Cho mượn đất 3 đời chưa đòi được

(CMO) Như báo Cà Mau đã từng phản ánh sự vụ gia đình 3 đời đòi đất. Đó là trường hợp của ông Dương Văn Đen, năm 2015 thừa uỷ quyền của cha ruột mình là ông Dương Văn Niệm tiếp tục đệ đơn đòi lại phần đất 424 m2 mà trước đây ông nội ông Đen là ông Dương Công Danh cho người cháu họ mượn để ở.

Báo động tình trạng sử dụng điện thiếu an toàn

(CMO) Hiện nay, hầu hết các nhà thầu xây dựng đều sử dụng cối trộn bê-tông chạy bằng mô-tơ rất nhanh và tiện lợi, ít tốn nhân công. Tuy nhiên, tình trạng chủ quan, thiếu hiểu biết sử dụng điện không an toàn gây ra nhiều vụ thương vong đến mức báo động. Đặc biệt là đang bước vào mùa mưa bão, nên nguy cơ xảy ra tai nạn điện càng cao.

Sợ “mất đất”, chính quyền xã không cho dân xây kè chống sạt lở

(CMO) Như báo Cà Mau đã phản ánh “Nhùng nhằng chuyện cấp phép xây bờ kè” vào tháng 9/2018. Đó là câu chuyện hy hữu của bà Nguyễn Thị Diệu, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân nhiều lần xin ý kiến Chủ tịch UBND xã để làm bờ kè nhưng Chủ tịch UBND xã Phú Tân không đồng ý.