ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 09:28:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hết lòng vì dân

Báo Cà Mau (CMO) Ðể có thể “động lòng dân”, những người làm công tác Mặt trận ở cơ sở phải luôn gần dân, gương mẫu, hết lòng, nhiệt huyết và đi đầu trong việc khơi dậy, phát huy nội lực trong cộng đồng dân cư; vận động, tập hợp Nhân dân triển khai hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Họ trở thành nhịp cầu gắn kết ý Ðảng - lòng dân.

Người cán bộ Khmer gần dân, hiểu dân

Gần 16 năm gắn bó với công tác Mặt trận, ông Lưu Thanh Trường, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, được người dân đánh giá là người nhiệt tình, gần dân, sát dân, luôn lấy kết quả của những việc mình làm để làm mẫu, thuyết phục người dân làm theo.

Ấp Kinh Ðứng B là ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm 65,5% là hộ dân tộc Khmer) và là ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao. Bằng trách nhiệm của mình, ông đã tích cực tuyên truyền trong Nhân dân thực hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả giúp họ thoát nghèo bền vững. Cụ thể, từ năm 2017, ấp có 96 hộ nghèo, đến nay còn 41 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo. Năm 2017, tỷ lệ nhà "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng) có 60/232 căn, đến nay ấp đã có 213/232 căn đạt nhà "3 cứng".

Ông Lưu Thanh Trường (áo trắng, hàng đầu) vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng tại Hội nghị biểu dương Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Là người được ông Trường đốc thúc làm rẫy trên đất ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Tống Văn Muội tấm tắc: “Anh Trường vừa tốt, vừa chịu khó làm ăn. Hễ có mô hình gì hay, anh làm thử nghiệm trước, hiệu quả là lân la xóm giềng biểu mọi người cùng nhau làm để tăng thu nhập”.

Ông Muội quay sang nhìn ông Trường cười đắc ý, nói tiếp: “Hồi đó ảnh kêu tôi trồng dưa leo, tôi đâu dám làm, vì nghĩ dẫu gì làm ruộng không giàu cũng có gạo ăn. Ảnh tới lui đốc thúc hoài. Tôi liều làm ba, bốn vụ dưa leo rồi thu nhập được lắm. Bà con trong ấp ai nấy cũng bỏ vài công ruộng làm rẫy theo anh Trường. Lái thu mua hết, nhiều hộ nghèo nhờ trồng rẫy dưa leo mà đời sống khấm khá lên”.

Nghe ông hàng xóm nói mát lòng, ông Trường cười hề hề, thú thiệt: “Cũng thất bại mấy trận. Ðã từng mất trắng ba cây vàng vì nuôi cá bống tượng. Rồi tích góp dần kinh nghiệm mới thành công khi trồng dưa gang, nuôi trăn... Có thời điểm tôi qua chùa mượn đất bờ trồng rau màu, dần tích góp mới nuôi được hai đứa con ăn học. Năm 2007, chính quyền thấy mình có năng lực mới giới thiệu làm công tác Mặt trận tới giờ”.

Ý chí, nghị lực của ông Trường đã trở thành tấm gương giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer khó khăn trong ấp vươn lên. Bởi ở thời điểm thực hiện Chương trình 134, 135, bản thân ông tự thấy gia cảnh “không đến nỗi nào” nên nhường cơ hội cho hộ khó khăn hơn, dù khi đó ông cũng thuộc hộ nghèo. Ba năm sau đó ông vươn lên trở thành hộ cận nghèo. Năm 2018, ông tự viết đơn xin thoát nghèo. Nắm bắt cơ hội khi được Nhà nước hỗ trợ vay 15 triệu đồng ổn định kinh tế để thoát nghèo bền vững, ông Trường cố đất trồng màu bốn vụ/năm, trừ hết chi phí, mỗi năm ông sinh lời hơn 150 triệu đồng. “Ngôi nhà tôi mới cất hồi năm rồi là tiền tôi tích góp từ mô hình trồng màu đó”, ông Trường phấn khởi.

Tuy ấp còn nhiều khó khăn, nhưng khi chạm đầu ngõ đã thấy sự vươn lên rất rõ qua từng tuyến dân cư sáng - xanh - sạch - an ninh. Với vai trò và uy tín, ông tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết, đồng thuận góp vốn đối ứng xây dựng lộ nông thôn đạt 100%, làm tuyến đường kiểu mẫu, xây dựng cổng chào, cột cờ đuôi cá, xây dựng mô hình ánh sáng an ninh bằng đèn năng lượng mặt trời... với tổng chi phí vận động trong dân 55,4 triệu đồng. Song song đó, vận động người dân trồng cây xanh làm hàng rào, trồng hoa, trồng mai vàng; kết quả đến nay, trong ấp có 210/232 hộ đã hình thành các tuyến theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Với hiệu quả hoạt động và những thành tích đạt được trong công tác Mặt trận ở ấp, nhiều năm liền ông Lưu Thanh Trường được chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp tuyên dương, khen thưởng. Ông vừa được tham dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

70 tuổi vẫn đi từng ngõ, gõ từng nhà

Bà là Ngô Thị Ánh, Trưởng ban Công tác Mặt trận Ấp 2, xã Tắc Vân (TP Cà Mau), là nữ cán bộ duy nhất và lớn tuổi nhất trên địa bàn tỉnh vừa được biểu dương Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 tại Hà Nội.

Mọi người gọi thân thương bà là “Hai Lủi” và đã quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn và giàu năng lượng, tay cầm chiếc túi xách tự đan bằng ruy băng đi bộ “len lỏi” từng đường làng, ngõ xóm để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, nhất là những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, vận động quyên góp, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm...

Niềm vui của bà Ánh khi nhìn kết quả học tập của các cháu nhỏ hoàn cảnh khó khăn mà bà nỗ lực vận động hỗ trợ.

Là cảnh đời khốn khó được bà Hai Lủi tận tâm giúp, bà Lê Thị Nga kể: “Hồi trước nhà tôi khổ lắm. Cũng nhờ cô Hai xin cho căn nhà Ðại đoàn kết che mưa, che nắng cho ba bà cháu. Sắp nhỏ nó ở với tôi đó giờ, cha nó bệnh thận, mẹ nó làm công ty trên Bình Dương, mỗi tháng gửi vài triệu không đắp đổi vô đâu. Cô Hai vận động cho gạo, tập, sách, bảo hiểm y tế... Không chỉ tôi mà cả xóm này ai cũng quý cô Hai, ai khổ là cô giúp liền”.

Ông Trương Hoàng Vân, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ấp 2, chia sẻ, hơn 25 năm công tác ở ấp, với 17 năm đảm nhiệm chi hội phụ nữ, gần 10 năm công tác Mặt trận, bà Ngô Thị Ánh rất tận tuỵ, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Uy tín của bà được vun đắp trong lòng người dân từ sự nỗ lực chăm lo từng việc nhỏ đến việc vận động xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững; còn vận động xây nhà, khoan cây nước, tặng quà cho người nghèo... Có khi bà tự trích tiền lương mua tập, sách, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo hiếu học.

Chiếc túi xách đan dây ruy băng của bà Ánh cũng là một mô hình giúp bà con nghèo, cận nghèo có thêm thu nhập.

“Mỗi chiếc túi bán được vài chục đến trăm ngàn chứ đâu ít. Nếu đăng ký ít thì tôi dạy, nhiều thì lập danh sách để phối hợp các trung tâm mở thêm nhiều lớp khác, như dạy may, đan đát... Nhờ vậy đời sống một số hộ dân khấm khá hơn”, bà Ánh tâm đắc.

Ðặc biệt, trong suốt 2 năm dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, dẫu lớn tuổi nhưng bà không ở yên, cũng năng nổ tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19, chủ động phối hợp với người dân thành lập bếp ăn từ thiện, vận động thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân cách ly y tế...

“Bà con còn quý mến, tin tưởng mình thì mình càng phải trách nhiệm, hết lòng vì bà con, vì sự phát triển của quê hương, đất nước”, bà Hai Lủi bộc bạch./.

 

Băng Thanh

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.