ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:04:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiểm họa từ xe "độ", chế

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù theo quy định của pháp luật, hành vi thay đổi kết cấu xe, trong đó có xe gắn máy bị cấm, thế nhưng vi phạm này đã và đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ.

Những chiếc xe được “độ” khác biệt hoàn toàn với phiên bản ban đầu của nhà sản xuất, tiếng pô xe đinh tai nhức óc, tiếng còi xe ầm vang khắp nẻo đường. Không chỉ có kiểu dáng, âm thanh mà ngay cả động cơ máy cũng được “độ”, là những hình ảnh không mấy xa lạ trên những tuyến đường của TP Cà Mau. Ðây là hành vi hoàn toàn bị cấm, tuy nhiên, bất chấp quy định, người chơi vẫn cứ “độ” để thoả mãn cái gọi là “đam mê” của cá nhân.

 Chỉ hơn 1 tháng qua, lực lượng nghiệp vụ Công an TP Cà Mau phát hiện và lập biên bản xử lý hơn 250 trường hợp vi phạm liên quan đến lỗi thay đổi kết cấu xe, người vi phạm đa phần là giới trẻ.

Anh B, một thợ sửa xe có nhiều năm kinh nghiệm tại Phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ: “Việc “độ” xe kiểu gì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của phương tiện. Ðặc biệt là “độ” máy xe, chất lượng giảm thì nguy cơ khi điều khiển là điều khó tránh khỏi”.

Không chỉ tiếng rú ga ầm ĩ, tiếng pô xe, những chiếc đèn pha cũng được “độ” khi tham gia giao thông, còi xe cũng bị thay thế bằng những chiếc còi hơi âm thanh quá cỡ. Việc giật mình, tay lái loạng choạng, nguy cơ tai nạn khi bất chợt nghe tiếng loại còi này khi đang điều khiển phương tiện, là điều dễ xảy ra.

Theo Công an TP Cà Mau, việc thay đổi thiết kế, kết cấu xe là một trong những hành vi vi phạm khá phổ biến. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, lực lượng làm nhiệm vụ thuộc Công an TP Cà Mau đã phát hiện và lập biên bản xử lý hơn 250 trường hợp vi phạm, chủ yếu là các lỗi  tự ý thay đổi đặc tính, hình dáng xe, bộ phận giảm thanh.

 Theo ngành chức năng, thay đổi đặc tính, hình dáng xe, bộ phận giảm thanh là những vi phạm phổ biến.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Ðoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), cho biết: “Chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe, làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Vấn đề này cũng đã được quy định khá rõ ràng tại Ðiều 55, Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách. Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo Ðiều 30, Nghị định 100/2019/NÐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

“Việc độ xe xuất phát từ ý muốn tạo cho mình cảm giác lạ, muốn thể hiện của các bạn trẻ. Hơn nữa, các tiệm sửa xe muốn tạo xe phân khối lớn theo nhu cầu là trái pháp luật. Việc này nên cần xử lý cả người chơi xe và người độ xe”, luật sư Tuấn đề nghị./.

 

Văn Ðum - Chí Diện

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.