ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:18:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả thanh toán số

Báo Cà Mau (CMO) Qua 1 năm huyện Ngọc Hiển triển khai thí điểm mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán, đã mang lại hiệu quả cho các cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn. Tại các điểm chợ truyền thống, nhiều tiểu thương đã thực hiện mô hình chợ 4.0 không dùng tiền mặt để thanh toán. VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển là một trong những đơn vị đã xây dựng các điểm nạp, rút tiền trong các điểm chợ, trang bị mã QR cho các tiểu thương để dễ dàng thanh toán với khách hàng.

Đến nay, huyện Ngọc Hiển phối hợp với VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán điện tử cho 197 cơ sở, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp thay đổi hình thức thanh toán của người dân từ truyền thống sang thanh toán số hiện đại với nhiều tiện ích.

Ðến nay, huyện Ngọc Hiển đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt cho 85% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.

Ông Trần Văn Trinh, cửa hàng tạp hoá tại Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán mới, ban đầu khách hàng còn bỡ ngỡ, chưa quen với việc thanh toán qua điện thoại, nhưng khi áp dụng được một thời gian thì khách hàng cũng đã quen và chọn thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Mặt khác, việc chuyển khoản cũng giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu và giúp cửa hàng chúng tôi kiểm soát được tiền hàng dễ dàng hơn”.

Ðể tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại, huyện Ngọc Hiển đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người dân từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử, đẩy mạnh mô hình chợ 4.0 bằng việc hướng dẫn các tiểu thương, khách hàng khi mua sắm hoặc đi chợ tải các app thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện các giao dịch được tiện lợi, nhanh chóng hơn. Qua đó, hình thành thói quen cho người dân và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số tại địa phương.

Hướng tới, huyện Ngọc Hiển sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình chợ 4.0 nhằm hỗ trợ chính quyền và người dân thực hiện xã hội số thông qua việc thanh toán trực tuyến, giảm thanh toán bằng tiền mặt tại các chợ truyền thống, giúp tiểu thương và người dân với công nghệ thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

“Trong cải cách hành chính của huyện Ngọc Hiển, khuyến khích bà con không sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán. Ðây được xem là bước đột phá của huyện. Cụ thể, đối với Công ty Ðiện lực huyện Ngọc Hiển, các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình trên địa bàn huyện tiếp nhận thanh toán bằng hoá đơn điện tử và đã có hơn 20 ngàn khách hàng sử dụng thanh toán trả tiền điện, nước bằng chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng”, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, chia sẻ.

Thống kê trên địa bàn huyện Ngọc Hiển hiện nay có hơn 500 cơ sở doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động ăn uống, du lịch đã thực hiện phương thức thanh toán chuyển khoản bằng điện tử; thực hiện quyết toán thuế, thanh toán thuế giao dịch bằng trực tuyến. Ðây là hình thức linh hoạt và nhanh chóng, tạo tiện ích cho cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động, giảm được thời gian, chi phí đi lại.

Ông Nguyễn Hoàng Hôn, chủ điểm du lịch, kinh doanh các mặt hàng ăn uống tại xã Ðất Mũi, cho biết: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các hoá đơn bằng hình thức trực tuyến là hoàn toàn hợp lý. Tôi rất ủng hộ và đồng tình thực hiện chương trình này”.

Hiện nay, lãnh đạo huyện Ngọc Hiển đã và đang tiếp tục chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc. Ðây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chính quyền huyện Ngọc Hiển./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.