ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-10-24 20:31:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy

Báo Cà Mau (CMO) Công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi rất lớn trong phương pháp dạy và học. Từ vai trò đắc lực này, huyện Đầm Dơi nỗ lực thực hiện đề án Ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học - nghiên cứu khoa học, góp phần nâng chất lượng giáo dục và đào tạo. Với sự hỗ trợ của ngành cùng sự quan tâm của nhà trường và đóng góp của phụ huynh, đến nay huyện Đầm Dơi có trên 80% trường ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác quản lý và giáo dục.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu.

Trường học quan tâm đầu tư

Để phát huy được thế mạnh của CNTT và khắc phục một số khó khăn về cơ sở vật chất, công tác xã hội hoá đã tạo động lực rất lớn trong việc nâng chất lượng ứng dụng CNTT trong trường học.

Trường Tiểu học Chà Là hiện có 2 điểm lẻ nằm ở các ấp đặc biệt khó khăn. Hiện nay, mỗi phòng học của trường đều có ti vi 50 inch. Toàn trường có tất cả 18 ti vi, chỉ còn thiếu 2 ti vi nữa là đạt 100%, kể cả điểm lẻ. Cơ sở vật chất dần hoàn thiện, điều kiện ứng dụng CNTT càng cao chính là kết quả của sự quan tâm, đồng lòng hỗ trợ của các bậc phụ huynh.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Chà Là Ngô Văn Huy tâm tình: “Năm 2011-2012, giáo viên của trường chưa biết dạy bằng máy chiếu, ti vi, trong khi đó mỗi trường cũng chỉ được trang bị 1 cái máy chiếu thôi. Quy định giáo viên mỗi năm phải dạy 2 tiết trình chiếu, mà dạy trình chiếu là như thế nào thì nhiều giáo viên còn chưa thành thạo vì ít tiếp cận nên thầy cô ngại lắm, chỉ mong được dạy theo cách truyền thống. Nhưng ngày nay phương pháp dạy học hiện đại khi sự hỗ trợ CNTT đã thay thế dần tư duy truyền thống trong giảng dạy và học tập của thầy giáo và học sinh”.

Trường THCS Phan Ngọc Hiển tuy mới được tách ra 3 năm nay nhưng được đầu tư gần như đầy đủ trang thiết bị. Bên cạnh xã hội hoá, mỗi phòng đều có ti vi, còn trang bị thêm máy vi tính để bàn, hỗ trợ cho thầy cô mọi tiết dạy học. Ngoài ra, trường còn có phòng máy để học sinh thực hành môn Tin học.

Cô Trần Thị Loán, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Ngọc Hiển, cho hay: “Bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của phụ huynh, đội ngũ giáo viên trẻ từ độ tuổi 30-35 cũng là thế mạnh giúp ứng dụng CNTT ngày càng hiệu quả. Thầy cô hỗ trợ lẫn nhau, nhiệt thành tiếp cận những đổi mới. Toàn trường thực hiện việc ký duyệt giáo án điện tử đạt 100%”.

Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, nhiều phần mềm quản lý được sử dụng ngày càng nhiều trong quản lý như phần mềm nhắn tin liên lạc điện tử, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục... Ông Ngô Văn Huy cho biết: “Trước đây mình muốn truyền đạt công văn thì phải in thông báo và đưa đến các điểm ấp, rất khó và mất thời gian. Sử dụng phần mềm tin nhắn điện tử toàn trường, toàn phụ huynh cũng tham gia liên lạc điện tử. Ngoài ra, nhà trường còn trang bị hệ thống wifi, có thể truy cập Internet bất cứ nơi nào trong trường”.

“Toàn huyện Đầm Dơi hiện có khoảng 80% trong tổng số trường ứng dụng hiệu quả CNTT, còn lại khoảng 20% vẫn tổ chức thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế do hạ tầng công nghệ thông tin và năng lực tiếp cận của một số giáo viên còn hạn chế. Ngành sẽ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt quan tâm môi trường mạng trong giáo dục. Nâng cấp đường truyền lên, làm sao phủ sóng được các địa phương để các đơn vị trường ứng dụng CNTT dễ dàng hơn. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên trong việc tiếp cận CNTT”, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi Trần Thanh Văn cho biết.

Sinh động qua từng tiết học

Một tiết học lịch sử tại trường Tiểu học Chà Là được thầy giáo bắt đầu bằng việc kiểm tra lại bài học cũ. Chỉ mất khoảng 3 phút để khởi động và chuẩn bị các thao tác trên máy, thầy giáo đã có thể kết nối và thể hiện nội dung từng câu hỏi trên ti vi. Học sinh nhìn lên màn hình ti vi theo dõi câu hỏi và trả lời. Sau khi trả lời, giáo viên nhận xét câu trả lời và trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến sự kiện. Chỉ hơn 5 phút, nội dung bài học cũ được thầy giáo tóm tắt đầy đủ và sinh động, còn học sinh khắc sâu kiến thức nhờ sự hỗ trợ đắc lực của CNTT.

Tương tự, trong một tiết sinh học tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển, giáo viên sử dụng máy tính để bàn được trang bị cố định tại mỗi phòng học, trình chiếu rất nhiều hình ảnh trực quan, học sinh thì rất hứng thú quan sát.

“Học bằng máy chiếu thì có thể thấy được nhiều hình minh hoạ, màu sắc rất sinh động và ấn tượng, điều này giúp học sinh dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn”, em Cao Hoành Thanh Nhã, lớp 6B, trường THCS Phan Ngọc Hiển (huyện Đầm Dơi) hào hứng chia sẻ.

Thầy Đỗ Văn Hứng, giáo viên trường Tiểu học Chà Là thuộc thế hệ 7X. Với thế hệ của thầy Hứng, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, thầy đã sử dụng máy tính xách tay thành thạo, khai thác công dụng hỗ trợ của các thiết bị công nghệ xung quanh để phục vụ cho hầu hết các giờ giảng.

Thầy Hứng tâm tình: “Không phải chỉ mình tôi mà hầu hết các anh em đồng nghiệp trong trường khi mới tiếp cận công nghệ thông tin đều gặp rất nhiều khó khăn. Từ cách thức để soạn thảo và khai thác thông tin để trình chiếu, làm sao cho học sinh nắm rõ bài theo cách truyền đạt hiện đại hơn, từng phần được sắp xếp theo quy trình nào hợp lý. Vậy mà anh em cùng nhau tìm hiểu, hỗ trợ nhau nên giờ ai cũng thành thạo từng thao tác, không còn tâm lý e ngại khi sử dụng CNTT nữa”.

“Lúc trước chưa có công nghệ thông tin, những bài có tranh ảnh thì giáo viên phải sưu tầm, thậm chí phải tự làm ở nhà rồi mang đến trường để các em quan sát. Nhưng giờ đây mọi thứ thật tiện lợi và dễ dàng khi được thu lại bằng một chiếc máy tính và vài thao tác tìm kiếm của người dạy. Ngoài hỗ trợ đắc lực cho giảng dạy, giáo viên và phụ huynh có thể tương tác với nhau qua các phần mềm như nhắn tin điện tử, giáo án điện tử… rất thuận tiện trong quản lý học sinh”, cô Trần Kim Chi, giáo viên trường Tiểu học Chà Là cho hay./.

Kim Chi

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.