ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:04:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ người dân vượt thiên tai

Báo Cà Mau Hiện nay đang vào cao điểm mùa khô hạn, vấn đề nước sạch lại được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với hơn 4 ngàn hộ dân của tỉnh đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Theo đó, nhiều hộ đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của chính quyền các cấp, các tổ chức, các mạnh thường quân, doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, kế hoạch, dự án có liên quan đến nước sạch đều chung mục tiêu là từng bước hướng tới không để bất cứ người dân nào bị thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Bà Cao Thuỳ Trang, Ấp 16, xã Khánh An, huyện U Minh, là 1 trong số hơn 1 ngàn hộ dân được nhận hỗ trợ tiền mặt trong đợt đầu tiên, từ gói hỗ trợ tiền mặt cho người dân chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn (trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực và mở rộng quy mô triển khai hành động sớm cùng với việc kết nối với hệ thống bảo trợ xã hội, do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thực hiện).

Bà Trang xúc động chia sẻ: "3 triệu đồng là khoản tiền không hề nhỏ cho gia đình lúc này. Bởi hiện nay, ngoài khoản thu nhập bấp bênh từ làm thuê thì gia đình không thể sản xuất được gì thêm. Quan trọng hơn hết, đây là nguồn động viên rất lớn để gia đình vượt qua khó khăn hiện tại”.

Người dân xã Khánh An vui mừng khi được hỗ trợ thiết bị lọc nước.

Trong chuyến đến thăm và cấp phát tiền mặt cho người dân đang gặp khó khăn do tình trạng hạn hán tại xã Khánh An, huyện U Minh, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện của FAO tại Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi cố gắng hết sức để làm thế nào bảo đảm sinh kế cho người dân; môi trường tốt hơn; cuộc sống tốt hơn, để hướng tới phát triển bền vững".

Với nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền, cùng doanh nghiệp và cộng đồng, đến nay hơn 95% người dân vùng nông thôn toàn tỉnh đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Tuy con số này cao hơn so với trung bình cả nước (92%), nhưng một thực trạng đáng quan tâm là, trong số này chỉ khoảng hơn 17% được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại đa phần là sử dụng nước từ các giếng khoan riêng lẻ. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề phát sinh, như: chất lượng nguồn nước có được đảm bảo; việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm lâu dài; cũng như nguy cơ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khi các giếng khoan này không còn sử dụng mà không được lấp lại...

Ðể giải quyết thực trạng này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết, tỉnh đang tiếp tục nỗ lực đầu tư các dự án, công trình cấp nước tập trung để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng nông thôn, người dân sống thưa thớt nên đòi hỏi suất đầu tư rất lớn. Tỉnh đang tiếp tục triển khai giải pháp ngoài nguồn vốn từ ngân sách, huy động tối đa nguồn lực trong Nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư công trình dự án cấp nước tập trung.

Mọi người dân đều có thể sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung - đây là mơ ước không chỉ của bà con, mà đang là khao khát của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí còn rất hạn chế như hiện nay, đòi hỏi phải cần thêm thời gian. Ðể giải quyết bài toán nước phục vụ sinh hoạt trước mắt, nhất là đang trong thời gian cao điểm mùa khô như hiện nay, tỉnh đã xuất kinh phí, cũng như vận động nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành hỗ trợ dụng cụ bồn chứa, dụng cụ lọc nước cho bà con khó khăn.

Lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Khánh An di chuyển bồn chứa nước để hỗ trợ người dân đang khó khăn về nguồn nước.

Là một trong những hộ được nhận bồn chứa nước vừa qua, bà Võ Thị Thương, Ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, bộc bạch, gia đình chưa có cây nước nên gần 1 tháng qua, cứ 3-4 ngày là phải đi xách nước từ hàng xóm về xài. Có được bồn chứa lớn, sẽ đỡ vất vả hơn trong việc trữ nước sinh hoạt hằng ngày.

 Bà Võ Thị Thương, Ấp 1, xã Khánh An, vui mừng khi được nhận hỗ trợ bồn chứa nước.

Những nỗ lực hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ hơn qua Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Theo đó, dự án có 3 hợp phần gồm: hợp phần hỗ trợ xây dựng nhà chống chịu bão, lụt; hợp phần trồng rừng ngập mặn; hợp phần thông tin và dữ liệu rủi ro thiên tai. Ở giai đoạn đầu dự án, trên địa bàn tỉnh chỉ được thụ hưởng hợp phần trồng rừng ngập mặn, do hợp phần hỗ trợ xây dựng nhà chống chịu bão, lụt chỉ áp dụng cho người dân vùng lũ quét, lũ ống, chủ yếu thuộc miền Trung. Tuy nhiên, sau nhiều lần báo cáo Trung ương với lý giải thực tế là người dân vùng ven biển Cà Mau hiện nay đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu không kém so với bà con miền Trung. Với những nỗ lực và sau nhiều lần kiến nghị, cuối cùng đã có hơn 433 hộ dân trên địa bàn 24 xã, thuộc 6 huyện của tỉnh, được hưởng hỗ trợ để xây dựng nhà từ dự án, trong giai đoạn hai, tức từ nay đến hết tháng 6. 

Không chỉ vậy, khi xảy ra thiên tai, toàn bộ các nguồn lực xã hội đều được huy động vào cuộc để hỗ trợ người dân giảm thiệt hại, khẩn trương khắc phục hậu quả, sớm khôi phục lại đời sống, sinh hoạt, sản xuất. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức, cá nhân là sự động viên to lớn để người dân vượt qua những lúc khó khăn nhất, từng bước ổn định lâu dài, thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt./.

 

Nguyễn Phú

 

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.

Tiến tới cộng đồng an toàn trước thiên tai

Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.