ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-12-24 21:35:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoả hoạn không chỉ mùa khô - Bài 2: Cháy chợ - nỗi lo thường trực

Báo Cà Mau (CMO) Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có gần 1.200 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ. Trong đó có 68 chợ và trung tâm thương mại. Bên cạnh đó, còn nhiều chợ tạm, chợ tự phát đan xen trong các khu dân cư mà việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC ở các điểm chợ này còn gặp nhiều khó khăn.

“Chợ là một trong những loại hình cơ sở được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ và thực tế ở tỉnh ta cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn ở khu vực chợ. Tuy nhiên, ở các chợ nhà lồng, trung tâm thương mại dẫu sao cũng có ban quản lý, có xây dựng lực lượng, đầu tư thiết bị chữa cháy tại chỗ cơ bản đáp ứng công tác PCCC. Đáng lo ngại là các khu phố chợ, chợ tự phát… việc  đảm bảo an toàn cháy, nổ tuỳ vào nhận thức của từng hộ kinh doanh, trong khi ngành chức năng chủ yếu chỉ tuyên tuyền, vận động, nhắc nhở mà chưa có chế tài bắt buộc”, Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Cà Mau, cho biết.

Quản lý chợ thiếu quyền tự quyết

Sau các vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp ở các chợ đầu mối Năm Căn, Đầm Dơi, Thới Bình, Cái Nước… tổng thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, công tác PCCC ở các khu chợ lớn, nhà lồng chợ trên địa bàn tỉnh được tăng cường kiểm tra, xây dựng lực lượng tại chỗ, đầu tư nâng cấp thiết bị chữa cháy, thay đổi đường dây truyền tải và quản lý chặt chẽ hệ thống điện sinh hoạt trong khu vực.

Tuy có thay đổi, nâng cao hiệu quả về mặt tổ chức nhưng phân cấp quản lý vẫn nhập nhằng khi sắp xếp kinh doanh, bố trí mặt bằng cho thuê… là do UBND địa phương quản lý, còn ban quản lý chợ chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự và PCCC. Bên cho thuê thì khai thác tối đa các khoảng trống khu vực nhà lồng để tăng nguồn thu, bên quản lý chợ thì khó xử lý hộ kinh doanh vì mặt bằng đã được thuê. Trong khi đó, theo Nghị định số 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì ban quản lý chợ có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, quản lý hộ kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự và PCCC, hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu.

Công an Phường 8, TP Cà Mau kiểm tra bình chữa cháy CO2 ở khu nhà cho thuê tháng.

Do thiếu quyền tự quyết và kinh phí hoạt động nên ban quản lý chợ chỉ làm việc giới hạn, thiếu quan tâm củng cố lực lượng chữa cháy tại chỗ cũng như thường xuyên bảo dưỡng phương tiện chữa cháy… Song, chợ là nơi tập trung rất nhiều hàng hoá, trong đó có nhiều thứ dễ cháy và cháy nhanh, có những thời điểm nhất định, lượng người ra vào mua bán trong chợ khá đông, nhưng việc bày trí buôn bán trong nhà lồng chợ rất lộn xộn, hàng hoá lấn chiếm cả lối đi vốn nhỏ hẹp, hành lang bên ngoài (cũng là lối thoát hiểm) thường xuyên được tận dụng để trữ hàng hoá.

Mặt khác, hệ thống điện sinh hoạt chung ở khu vực nhà lồng đã được quản lý khá tốt, nhưng truyền tải điện sinh hoạt tại các quầy vẫn chưa được kiểm tra thường xuyên. Theo tín ngưỡng, thắp nhang trước khi mở cửa quầy mua bán, cúng vái vào những ngày mùng 2, 16 (âm lịch) nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa bỏ được thói quen… Quá nhiều nguyên nhân cộng hưởng có thể gây cháy, nhưng không ít tiểu thương tuy có trang bị bình CO2 nhưng có người nói không biết sử dụng vì được tập huấn là người thân, hoặc có nơi bình CO2 được đặt ở góc quầy, hàng hoá bao phủ phải vạch kiếm mới thấy được. Đây là phương tiện chữa cháy ban đầu rất hiệu quả, nhưng khi lửa đã bùng phát thành đám cháy thì bình CO2 trở nên vô hiệu.

Thiệt hại không chỉ là tài sản

Do đặc thù vùng sông nước, trên địa bàn tỉnh hiện còn không ít khu chợ gắn với hoạt động dân cư đã được hình thành từ lâu đời và thường nằm dọc theo các tuyến sông. Những điểm chợ này không bắt buộc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC mà công tác PCCC thường gắn với tình hình chung của chính quyền địa phương.

Điện sinh hoạt tại quầy kinh doanh chưa an toàn.

Bên cạnh đó, hoạt động ở những điểm chợ tự phát đan xen trong các khu dân cư khá phức tạp việc truyền tải điện sinh hoạt đến các sạp bán hàng cũng như nấu ăn, thờ cúng…, nhất là thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời). “Địa bàn thị trấn có 13 khóm, trong đó có đến 7 điểm chợ và  nguy cơ cháy cao là chợ lớn Khóm 1 và chợ nhỏ Khóm 7, vì đây là 2 khu vực có mật độ dân cư đông và cũng là nơi tập trung trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thương mại lớn của thị trấn”, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Nguyễn Minh Cảnh cho biết.

“Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp ở cách xa hiện trường và việc tổ chức cứu chữa cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu phương tiện chữa cháy trên sông, trong khi đường bộ xe cứu hoả không vào được do giao thông chật hẹp. Vì vậy, cháy chợ đừng chủ quan dù là trong mùa mưa”, Trung tá Trịnh Hoàng Nẵng, Đội trưởng đội Tham mưu - Tổng hợp Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Cà Mau, khuyến cáo.

Mặt khác, phố chợ cũng là mối lo ngại về hoả hoạn. Nhiều tuyến phố trung tâm TP Cà Mau gắn với dịch vụ thương mai, nhà ở chật hẹp lại là điểm mua bán, hàng hoá được chồng chất gần hết không gian các tầng trong nhà, trong đó có khoảng 70% nhà ở phố chợ không có cửa hậu, lối thoát hiểm. “Nhà phố ở Cà Mau đa phần cao chỉ khoảng 3-4 tầng mà theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC thì nhà ở dưới 6 tầng không thuộc diện phải thẩm duyệt PCCC. Vì vậy, công tác PCCC chủ yếu là tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và ý thức của từng hộ kinh doanh”, Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng cho biết thêm. 

Thói quen thờ cúng tại nơi mua bán của hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ, nguy cơ mất an toàn cháy nổ cao.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thiếu sinh động và chưa được thực hiện thường xuyên. Việc xây dựng, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ chưa kịp thời, phương tiện, bảo hộ chữa cháy và CNCH còn thiếu… Trong khi người dân, hộ kinh doanh chưa ý thức cao việc sử dụng điện an toàn, nấu nướng, đốt nhang thờ cúng… Phát hoả vào ban đêm, cửa đóng then cài, hàng hoá chật kín, ngạt khí cũng sẽ gây tử vong nếu đám cháy không được dập tắt kịp thời.

Nhìn chung, nhà ở dân cư gắn với sản xuất kinh doanh, phố chợ hay chợ tự phát đều có đặc điểm chung là sử dụng điện sinh hoạt thiếu an toàn, chứa nhiều hàng hoá dễ cháy, thiếu trang bị phương tiện bình CO2, lối ra vào chỉ có một… nên khi xảy ra hoả hoạn, thiệt hại không chỉ tính bằng tài sản. Vụ cháy chợ Chà Là (huyện Đầm Dơi) xảy ra vào đầu năm 2018 là một ví dụ điển hình. Do sự cố chập điện và phát từ căn nhà của hộ kinh doanh hàng điện tử, lửa lây lan thiêu rụi 5 căn nhà liền kề của các hộ mua bán bách hoá tổng hợp, làm chết 2 người và tổng thiệt hại 2,6 tỷ đồng. Đây là hồi chuông cảnh báo./.

Mỹ Pha

Bài cuối: Cần có sự cộng đồng trách nhiệm 

Giữ vững an ninh trật tự thị trấn biển

Tại Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), thị trấn nằm bên bờ biển Tây, bên cạnh đảm bảo an ninh trật tự trên đất liền, những năm qua, Công an thị trấn Sông Ðốc luôn quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên vùng biển phía Tây Tổ quốc.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Cứ mỗi năm đến ngày 22/12 là toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lại có dịp ôn lại và tự hào về truyền thống vẻ vang của Dân tộc, của Quân Đội ta trong sự nghiệp giải phóng Dân Tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trên cơ sở đó tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng Quân Đội “Cách Mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.” Làm tròn nhiệm vụ mà nhân Dân giao phó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Viết tiếp truyền thống anh hùng

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Thực hiện nghiêm lời Bác dạy, thế hệ trẻ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh ra sức viết tiếp truyền thống anh hùng của đơn vị. Ðảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những cán bộ, chiến sĩ trẻ luôn phát huy nhiệt huyết, sáng tạo, góp sức xây dựng đơn vị, xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Sáng 19/12, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho gần 60 đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các chi cục vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND huyện Trần Văn Thời và Bộ đội Biên phòng, ngư dân tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Quân khu 9 kiểm tra công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025

Ngày 18/12, đoàn công tác Quân khu 9 do Thiếu tướng Quách Văn Nhỏ, Phó Tư lệnh Quân khu 9, làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 tại huyện Trần Văn Thời và Cái Nước.

Chúng cháu yêu chú bộ đội

Vừa qua, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh, Ðoàn Thanh niên BÐBP tỉnh phối hợp với Trường Mầm non Dầu khí Cà Mau tổ chức chương trình tham quan, trải nghiệm cho các cháu thiếu nhi, nhân chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Cà Mau hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Năm 2024, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh duy trì nghiêm ca, kíp trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), thực hiện tốt công tác huấn luyện, diễn tập. Thường xuyên chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp với các lực lượng tuần tra, kiểm soát giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.

Vùng Cảnh sát biển 4: Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Năm 2024, mặc dù có nhiều yếu tố tác động nhưng Đảng uỷ, Thủ trưởng BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, kiên quyết, triệt để trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, khẳng định được vai trò nòng cốt trong thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.