ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:05:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoàn thiện bản đồ số hộ kinh doanh

Báo Cà Mau Ðược triển khai từ tháng 2/2024, đến nay, sau thời gian thực hiện quyết liệt, chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh (HKD) đã cơ bản hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác công khai thông tin HKD theo quy định của Luật Quản lý thuế, cũng như thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hoá ngành thuế.

Ông Nguyễn Minh Vương, Trưởng phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, Cục Thuế tỉnh, đánh giá: “Việc triển khai chức năng Bản đồ số HKD của Tổng cục Thuế đã hỗ trợ thêm một hình thức hiển thị các thông tin phải công khai của HKD theo quy định. Cùng với các hình thức công khai đang áp dụng hiện hành, chức năng Bản đồ số HKD sẽ hỗ trợ tốt hơn cho HKD, doanh nghiệp, người dân, tăng cường sự minh bạch, sự giám sát của Nhân dân, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan, đảm bảo bình đẳng giữa các HKD, giữa các địa phương”.

Ðặc biệt, chức năng Bản đồ số HKD sẽ hỗ trợ cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách, nâng cao công tác xây dựng dự toán đối với lĩnh vực HKD, đồng thời nâng cao chất lượng tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn trong việc lập bộ thuế khoán hằng năm.

Thông tin tra cứu HKD trên địa bàn hiển thị đầy đủ trên phần mềm, giúp dễ dàng kiểm tra thông tin và phản hồi đến cơ quan thuế.

Theo ông Vương, với ý nghĩa đó, đến nay, Bản đồ số HKD đã triển khai gần như hoàn thiện, đạt trên 95%.

Bản thân HKD có thể tự tra cứu hoặc so sánh doanh thu, mức thuế với HKD khác. Ông Vương nêu ví dụ: “HKD có thể so sánh cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh để thấy mức doanh thu, mức thuế phù hợp hay chưa. Qua đó, người nộp thuế có thể phản hồi trực tiếp trên App để có sự điều chỉnh mức thuế cho mình và phản hồi mức thuế của HKD khác khi thấy chưa phù hợp”.

Thời gian qua, ngành thuế khẩn trương chỉ đạo các chi cục thuế khu vực triển khai rà soát tại địa bàn để tránh bỏ sót hộ, khảo sát doanh thu và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh thực tế của HKD, cập nhật cơ sở dữ liệu riêng của cơ quan thuế địa phương về quản lý HKD theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh, trong đó chú trọng các ngành nghề trọng điểm của HKD tại địa bàn.

“Ðối với cơ sở dữ liệu riêng, cần được triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin để đảm bảo việc khai thác, chỉ đạo, kiểm soát tập trung của Cục Thuế trong xây dựng doanh thu và mức thuế khoán của HKD tại chi cục thuế, trên cơ sở đảm bảo việc lập bộ thuế khoán năm 2024 và các năm tiếp theo sát thực tế”, ông Vương cho biết.

Công chức Cục thuế tỉnh tra cứu thông tin hộ kinh doanh trên Bản đồ số, giúp cho công tác quản lý thuế đối với HKD dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, theo ông Vương, cái khó hiện nay là việc cập nhật địa chỉ, số nhà của các HKD thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, bởi nền hành chính vẫn chưa hoàn thiện về địa chỉ số nhà, nhất là vùng nông thôn. Ngành thuế đã chỉ đạo các chi cục thuế khu vực yêu cầu đội thuế các xã gửi mẫu cập nhật (Mẫu 08) cho hộ kinh doanh, đến UBND xã nơi HKD đóng trên địa bàn để xin lại địa chỉ số nhà, hoàn thiện dữ liệu trên bản đồ số.

Ngoài ra, ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, HKD, bao gồm cả việc tra cứu và phản hồi thông tin trên chức năng Bản đồ số HKD của cơ quan thuế, nhằm giúp người dân, HKD trên địa bàn tỉnh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.

Tra cứu trên Bản đồ số HKD, người nộp thuế hay bất kỳ ai đều có thể kiểm tra doanh thu, mức thuế của HKD trên địa bàn bằng cách: tải ứng dụng eTax Moblie; vào mục “Tra cứu hộ kinh doanh”, chọn tỉnh Cà Mau, huyện/thành phố, xã cần kiểm tra mức thuế. Sau đó, chọn loại danh sách để tra cứu, ở mục này có 5 loại danh sách mà người nộp thuế có thể tra cứu gồm: danh sách HKD và mức thuế phải nộp; danh sách HKD không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng; danh sách HKD tạm ngưng nghỉ kinh doanh được miễn, giảm thuế; danh sách HKD bỏ, nghỉ kinh doanh; HKD điều chỉnh thông tin và thuế. Tiếp đó, bấm vào tra cứu sẽ nhìn thấy toàn bộ tổng HKD trên địa bàn từng địa phương. Chỉ cần thao tác nhấp chuột vào HKD nào sẽ thấy tên, địa chỉ, mức thuế của từng HKD đó. Ðồng thời, bấm vào sơ đồ sẽ xem được vị trí của từng HKD đó ở đâu trên địa bàn tỉnh.

 

Hồng Nhung

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.