ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 13:17:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Báo Cà Mau Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi phục vụ công tác PCTT trên địa bàn tỉnh thời gian qua được quan tâm củng cố, xây dựng, với phương châm phục vụ đa mục tiêu, đa nhiệm vụ. Cụ thể, không chỉ chủ động PCTT, thích ứng với BÐKH mà còn đảm bảo cho công tác quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên nước.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 93 tuyến đê bao, bờ bao được đầu tư xây dựng, chiều dài hơn 714 km. Song song đó là 214 cống thuỷ lợi đảm nhiệm vai trò ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều và 18 trạm bơm điều tiết nước, ngăn mặn, giữ ngọt, xổ phèn, mặn... sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các tình huống thiên tai, cũng như phục vụ sản xuất của người dân. Tuyến đê biển Tây đang tiếp tục được đầu tư kiên cố, nâng cấp, nhằm từng bước đảm bảo ngăn mặn, triều cường và sóng lớn cho vùng ven biển.

Hiện toàn tỉnh được đầu tư khoảng 214 cống thuỷ lợi, đảm nhiệm vai trò ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều cường.

Thời gian qua, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng phục vụ công tác PCTT. Năm 2023, từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, đã triển khai đầu tư 9 công trình đê, kè biển với tổng kinh phí 70 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng đê điều, đã có 4 hạng mục công trình đê biển được triển khai xây dựng. Riêng đối với công trình bờ bao, cống, nạo vét kênh mương... tỉnh đầu tư 85 công trình với tổng mức đầu tư được duyệt hơn 133 tỷ đồng, cơ bản đảm bảo các công trình đê điều và PCTT được vận hành hiệu quả.

"Chỉ trong năm 2023, tổng kinh phí tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến PCTT hơn 766 tỷ đồng", ông Ðỗ Minh Ðiền, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình, dự án về PCTT, thích ứng BÐKH do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài viện trợ được tỉnh triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, như các dự án: "Tăng cường sự thích ứng với BÐKH dựa vào cộng đồng"; "Rừng cho trẻ em"; "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển tỉnh Cà Mau"... nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai, thích ứng BÐKH cho người dân tỉnh Cà Mau, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương trước thiên tai.

Mặc dù đã phát huy tối đa các nguồn lực trong đầu tư xây dựng hạ tầng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, nhưng ông Ðỗ Minh Ðiền nhận định: "Trong vùng ngọt hoá, nếu xảy ra hiện tượng thiên tai khốc liệt, nhất là mưa lớn kéo dài thì rất khó chủ động và thiệt hại sẽ rất lớn. Bởi vùng này hiện nay chỉ khép kín được vòng ngoài mà chưa thể đầu tư khép kín từng ô thuỷ lợi để trữ nước trời, từ đó điều tiết hợp lý nước mưa giữa các vùng trũng, vùng vừa và vùng gò để sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả nhất. Ðồng thời, hiện nay các trạm bơm vẫn chưa đảm bảo công suất khi xảy ra mưa lớn kéo dài".

Do hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư khép kín theo phương án từng ô thuỷ lợi, nên việc sản xuất lúa dễ bị thiệt hại khi xảy ra mưa lớn kéo dài.

Thực tế trên là nguyên nhân khiến nhiều diện tích lúa hè thu vụ mùa năm 2023 của vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời bị thiệt hại trong đợt mưa lớn kéo dài vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Là một trong những hộ bị thiệt hại nặng đợt này, ông Nguyễn Văn Cưng, Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, ngậm ngùi nhớ lại: "Ðợt đó, 3 ha lúa vụ hè thu của gia đình gần như mất trắng, gần đến ngày thu hoạch nhưng bị mưa lớn kéo dài khiến nước ngập sâu nên chỉ có thể tận thu nhằm phục vụ chăn nuôi".

Cũng trong đợt mưa lớn này đã gây ra thiệt hại cho vụ lúa trên đất nuôi tôm của bà con huyện Thới Bình, U Minh. Một trong những hộ bị thiệt hại, anh Trịnh Văn Lịnh, ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, kể: "Gần 1 ha lúa vừa mới cấy hơn 1 tuần thì mưa lớn ngập cả bờ bao. Do bờ bao bị ngập nên dù có máy bơm cũng không thể bơm nước để cứu lúa. Từ xưa đến nay chưa bao giờ có tình trạng bờ bao vuông bị ngập nên chủ quan, không gia cố thêm, đến khi ngập thì trở tay không kịp".

Ðể ứng phó với tình trạng ngập úng do mưa lớn kéo dài, giải pháp được các cơ quan chuyên môn đưa ra là chia nhỏ các ô thuỷ lợi để đầu tư khép kín. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để thực hiện giải pháp này chính là nguồn kinh phí.

“Hiện nay đã có đề án, có nhiều giải pháp để ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, thế nhưng, cái khó lớn nhất là nguồn kinh phí rất hạn chế. Từ đó, chưa thể đầu tư xây dựng được các công trình theo kế hoạch, phương án, nên khi xảy ra thiên tai, nhất là hạn hán, mưa bão thì rất bị động”, ông Ðiền cho biết thêm.

Dù đã được tập trung nguồn lực đầu tư, nhưng qua kiểm tra, đánh giá, tuyến đê biển Tây vẫn còn một số vị trí trọng điểm xung yếu, nếu xuất hiện triều cường dâng cao bất thường kết hợp với sóng to, gió lớn thì có nguy cơ nước biển tràn vào bên trong nội đồng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất.

Tuyến đê biển Tây vẫn còn một số vị trí trọng điểm xung yếu, cần có phương án hộ đê khi bước vào mùa mưa bão như hiện nay.

Hay đối với đoạn bờ biển Ðông, diễn biến sạt lở ngày càng gia tăng, nguy cơ đe doạ các khu dân cư tập trung, các công trình hạ tầng của Nhà nước và diện tích đất sản xuất của người dân. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1527/QÐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau (6 đoạn sạt lở bờ biển Ðông với tổng chiều dài khoảng 29.150 m), để đưa ra các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, với tổng kinh phí 2.233 tỷ đồng. Ðến nay, đã bố trí vốn thực hiện được 500 tỷ đồng cho 3/6 công trình.

"Tỉnh đã xây dựng đề án chống sạt lở bờ biển Ðông, đang trình Chính phủ phê duyệt, nếu có kinh phí sẽ triển khai thực hiện", ông Ðỗ Minh Ðiền thông tin./.

 

Nguyễn Phú

 

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Chuyện không riêng của nam giới

Cà Mau là một trong những địa phương thường xuyên phải đối mặt với thiên tai nên việc nâng cao năng lực phòng, chống cho chị em phụ nữ là điều cấp thiết. Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tăng cường năng lực về phòng chống thiên tai (PCTT) cho hội viên.

Giải pháp mới, hiệu quả trong phòng, chống sạt lở

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở tại xã Việt Thắng, huyện Phú Tân diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Các mô hình và công trình kè chống sạt lở truyền thống dù mang lại hiệu quả nhưng suất đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân vẫn coi việc làm kè chống sạt lở là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, một giải pháp mới đã được nghiên cứu và áp dụng tại địa phương, mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp, người dân dễ thực hiện, đó là kè chống sạt lở bằng cành cây, nhánh cây.

An toàn hơn trước thiên tai

Từng bước giúp người dân có nhà ở kiên cố đủ khả năng chống chịu, hạn chế thiệt hại do bão, gió mạnh, là một trong những giải pháp đã được triển khai nhiều năm qua, ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Từ nhiều nguồn vốn, hàng ngàn căn nhà tạm đã được thay thế bằng những căn nhà kiên cố để người dân có chỗ ở an toàn hơn, yên tâm lao động sản xuất.

Ðủ “hành trang” khi khai thác trên biển

Những cơn mưa xuất hiện với tần suất càng dày hơn, những đợt gió mỗi lúc một mạnh lên, triều cường ngày càng cao hơn..., là dấu hiệu cảnh báo hiểm nguy luôn rình rập trong cuộc mưu sinh của cư dân ven biển.

Chủ động ứng phó lúc chuyển mùa

Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện sinh thái tự nhiên và cơ cấu các vùng sản xuất, bên cạnh các mặt tích cực, huyện Trần Văn Thời được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Dự báo phải kịp thời, chính xác để giảm thiệt hại

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây thiên tai diễn ra ngày càng bất thường, khốc liệt và không theo quy luật. Ðể chủ động phòng, chống hiệu quả, việc dự báo từ sớm, từ xa các hình thái của thiên tai có ý nghĩa rất quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.