ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 12:23:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Học ngành phi công có khó?

Báo Cà Mau (CMO) Trong xu hướng đào tạo nghề hiện tại, phi công là một trong những ngành nghề hấp dẫn nhiều bạn trẻ vì có thu nhập cao. Tuy nhiên, giới trẻ miền Tây lại chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ngành nghề này.

Với sự phát triển hiện tại, Cảng Hàng không Cà Mau đang mong mỏi đón nhận những phi công người Cà Mau.

Học phi công cần điều gì?

Giới trẻ ngày nay không chỉ hướng tới ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, tính thẩm mỹ mà còn yêu chuộng hơn những nghề thoả mãn sự chinh phục và đòi hỏi tính tư duy cao. Một trong số đó, phi công luôn là giấc mơ muốn chinh phục của các bạn trẻ.

Vì phi công là một trong những nhu cầu luôn cần trong nền công nghiệp quốc phòng lẫn dân dụng nên đầu ra và khả năng tìm được việc làm luôn cao, với mức lương đáng mơ ước. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ, nhất là nam giới tại nhiều tỉnh mong muốn tìm cơ hội phát triển với ngành nghề này.

Bạn Trần Minh Nhựt, lớp 12D1, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Em thấy phi công là nghề có đặc thù riêng và đòi hỏi bản thân phải trau dồi nhiều thứ. Em có xem qua nhiều thông tin về nghề này và rất muốn học để trở thành phi công khám phá bầu trời Việt cùng nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hiện tại em vẫn chưa tìm được trường đào tạo phù hợp và phải xem học phí có đắt đỏ hay không”.

Bạn Nguyễn Tấn Phát, lớp 12A, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, tâm sự: “Phi công cũng là một trong những nghề mơ ước của nhiều bạn. Các bạn trẻ thích khám phá, có ngoại hình và có khả năng tiếng Anh tốt cũng nên thử. Lúc chọn nghề, em và một số bạn chơi cùng có tìm hiểu qua, thấy khá thích. Nếu gia đình đồng ý, em cũng muốn thử qua”.

Khác với các ngành nghề khác, nghề phi công có những đòi hỏi riêng. Học viên tham gia phải trong độ tuổi từ 18-35; tốt nghiệp THPT trở lên, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 trở lên. Nam phải từ 1,65 m trở lên và nữ phải từ 1,60 m trở lên. Bên cạnh đó, phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ loại 1 đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam.

Học viên phi công được đào tạo tại các khoá ngắn hạn. Khi được tuyển vào trường phi công, người học sẽ được huấn luyện cơ bản, huấn luyện lý thuyết nâng cao, huấn luyện kỹ năng bay sử dụng thiết bị.

Ở miền Tây có trường đào tạo phi công không?

Tại Việt Nam, nghề phi được đào tạo bởi một số trường thuộc các hãng bay. Ðiển hình một số trường nổi tiếng đang đào tạo nghề phi công như Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training), Trường Ðào tạo Nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup, Công ty Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway), Stanford Aviation International Company (SAIC)...

Ðối với dân miền Tây, đa phần chọn địa điểm học gần với gia đình và thuận tiện việc đi lại hơn, nhiều bạn lựa chọn Trường Bay Việt (Trường Phi công Bay Việt), một trong những công ty con của Vietnam Airlines được thành lập từ năm 2008, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, với sự tham gia của các cổ đông chính là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không.

Chương trình tại đây được đào tạo 3 giai đoạn, bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44-52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC dài 3 tuần (trong nước). Chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại đây khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng.

Các trường đào tạo phi công Việt đều có phi công người Việt và người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm giảng dạy.

Anh Bùi Thành Nhân, giáo viên hướng dẫn bay tại Trường Phi công Bay Việt, cho hay: “Hiện tại, mỗi năm Trường Phi công  Bay Việt mở đến 4-5 khoá và số lượng học viên cũng tương đối nhiều. Số lượng các bạn học viên đến từ ÐBSCL, nhất là miền Tây rất nhiều. Trong 15 năm hoạt động, trường cố gắng đưa chương trình đến với các bạn trẻ có đam mê với nghề bay hơn. Thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có học viên đến từ Cà Mau để cùng sải cánh trên bầu trời Việt Nam”.

Tuy có đầu ra và điều kiện làm việc cũng như phát triển nghề nghiệp cao, nhưng các học viên theo học nghề phi công nên cân nhắc học phí, vì tính sơ chi phí từ khi học tại Việt Nam đến tu nghiệp ở nước ngoài cũng từ 5-7 tỷ đồng. Chưa kể, nếu trong quá trình học bị gián đoạn thì không được bồi hoàn học phí như nhiều ngành khác. Giấc mơ bay trên bầu trời không quá khó, nhưng đòi hỏi sự rèn luyện mọi mặt và cả nền tảng vật chất từ gia đình của mỗi học viên./.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

 

Liên kết hữu ích

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).