ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 17:43:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Học sinh sử dụng điện thoại di động: Lợi bất cập hại

Báo Cà Mau Không chỉ có chức năng gọi hay nhắn tin, với chiếc điện thoại di động (ÐTDÐ) được kết nối mạng, các em học sinh có thể chơi game, kết nối facebook, tải và nghe nhạc... ÐTDÐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của học sinh. Tình trạng học sinh sử dụng ÐTDÐ đi kèm những hệ luỵ phát sinh đang là hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Không chỉ có chức năng gọi hay nhắn tin, với chiếc điện thoại di động (ÐTDÐ) được kết nối mạng, các em học sinh có thể chơi game, kết nối facebook, tải và nghe nhạc... ÐTDÐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của học sinh. Tình trạng học sinh sử dụng ÐTDÐ đi kèm những hệ luỵ phát sinh đang là hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Trào lưu sử dụng ÐTDÐ trong học sinh bắt đầu từ khoảng 5 năm trở lại đây. Mới đầu chỉ phổ biến ở học sinh THPT và gần đây học sinh THCS, kể cả tiểu học cũng sử dụng. Trao đổi với nhiều phụ huynh về việc trang bị cho con ÐTDÐ khi tới trường, phần lớn đều cho rằng, ÐTDÐ sẽ giúp phụ huynh tiện liên lạc, trao đổi trong quá trình đưa đón con em. Ðồng thời, ÐTDÐ cũng hữu ích trong việc kiểm soát thời gian học tập cũng như sinh hoạt của các em khi cha mẹ không ở bên...

Tuy nhiên, học sinh đã và đang sử dụng ÐTDÐ với mục đích và ý thức không đúng mong muốn của cha mẹ, chính điều này đã dẫn đến không ít hệ luỵ.

Chị Nguyễn Thị Hồng Vân có con học ở Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (Ðầm Dơi) chia sẻ: “Gia đình cho cháu sử dụng ÐTDÐ chủ yếu để tiện việc liên lạc đưa đón đi học. Chính vì vậy, chỉ mua máy có chức năng phục vụ việc nghe, gọi chứ không mua máy hiện đại để con có thể sử dụng các tính năng khác”.

Chị Hồng Vân là một trong số ít phụ huynh nhận thức được vấn đề lợi và hại của học sinh khi sử dụng ÐTDÐ. Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh đều không hiểu biết đầy đủ về công nghệ, tác hại của ÐTDÐ cũng như có cách quản lý chặt chẽ việc sử dụng ÐTDÐ của con em mình. Nhiều gia đình vì chiều con nên sắm cho con em mình những chiếc điện thoại hiện đại, đắt tiền, đầy đủ chức năng như một điều kiện khích lệ để con học tốt hơn... Ðiều đó có thể vô tình đẩy các em bước vào những cạm bẫy, tiếp cận cái xấu, gây mất an toàn khi sử dụng.

Cô La Thị Như, giáo viên Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân, cho biết: “ÐTDÐ làm cho các em thiếu tập trung trong giờ học. Các em lén lút truy cập mạng trên ÐTDÐ trong giờ ra chơi, thậm chí trong giờ học cũng chăm chăm vào ÐTDÐ. Một số em không chú tâm vào bài học, thậm chí ngủ trong giờ học. Khi hỏi ra mới biết, do vào buổi tối các em mải mê lên mạng xã hội cho đến khuya, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ vào buổi sáng hôm sau”.

Ngoài ra, từ ÐTDÐ hiện đại, các em dễ dàng truy cập vào những trang mạng đồi truỵ, tải và xem phim, tranh ảnh xấu mà không bị bất kỳ sự kiểm soát nào. Nhiều học sinh còn tự quay và phát tán những hình ảnh không lành mạnh, thông tin chưa được kiểm chứng của người khác và cả của chính mình để chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường, với cộng đồng mạng. Nhiều thầy, cô giáo còn báo động một hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều, đó là tình trạng học sinh dùng ÐTDÐ như một công cụ để quay cóp, tìm tài liệu lời giải cho các bài văn, toán được giao về nhà, rồi cùng chuyển cho nhau chép.

Hiện nay, có nhiều trường đã đưa ra nhiều quy định, biện pháp xử lý các em học sinh cố tình sử dụng ÐTDÐ trong giờ học. Thầy Trương Hùng Mạnh, Phó Bí thư Ðoàn Trường THPT Thái Thanh Hoà, chia sẻ: “Từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra quy định nghiêm cấm sử dụng ÐTDÐ những trường hợp nào cố tình sử dụng khi phát hiện sẽ tịch thu điện thoại, hạ hạnh kiểm và mời phụ huynh đến giải quyết”.

Tuy nhiên, pháp luật không cấm học sinh sử dụng ÐTDÐ. Trong khi đó, ngành giáo dục cũng chỉ quy định cấm học sinh không được sử dụng ÐTDÐ trong giờ học. Vì vậy, nhà trường chỉ kiểm soát được việc sử dụng ÐTDÐ của học sinh trong thời gian lên lớp. Còn khi các em ra khỏi cổng trường, nhiệm vụ này hoàn toàn có thể bị bỏ ngỏ bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện để giám sát chặt chẽ".

Ðể hạn chế những mặt tồn tại, bất cập từ việc sử dụng ÐTDÐ, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục ý thức học sinh khi sử dụng ÐTDÐ. Nhà trường cần đẩy mạnh giáo dục để các em thấy được sự nguy hại của ÐTDÐ nếu không được sử dụng đúng mục đích. Thầy cô cũng nên hướng dẫn học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Với các bậc phụ huynh, chỉ nên trang bị ÐTDÐ cho con khi thực sự cần thiết. Gia đình dù có điều kiện cũng nên sắm cho con mình loại ÐTDÐ chủ yếu phục vụ mục đích nghe - gọi, hỗ trợ việc liên lạc, trao đổi thông tin. Bởi vì, ở lứa tuổi của các em, tư duy, tính cách hình thành chưa đầy đủ, dễ bị tác động bởi các ngoại lực xấu. Việc trang bị ÐTDÐ ở độ tuổi của các em giống như “con dao hai lưỡi”, nếu không biết cách sử dụng có thể bị “đứt tay” bất cứ lúc nào./.

Phạm Duy

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.