ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 09:29:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Học trò tôi

Báo Cà Mau Tốt nghiệp xong, mấy tháng liền ngồi không ở nhà vừa buồn, vừa chán thì tôi nhận được quyết định phân công giảng dạy. Lòng vui mừng khôn xiết, tôi hồi hộp mở phong bì xem thì thật hụt hẫng, tôi được phân dạy ở Trường THCS An Xuyên II. Chẳng biết nó nằm ở đâu nhưng tôi biết là xa nhà và không như trước đây tôi từng mong đợi và hy vọng. Tôi buồn não ruột, chẳng muốn đi dạy chút nào. Mẹ tôi tỉ tê: “Thôi ráng đi con, một vài năm rồi xin chuyển ra ngoài này, tuổi trẻ thì phải có lòng nhiệt huyết chứ…”. Tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra đi tìm đường… đến trường.

Tốt nghiệp xong, mấy tháng liền ngồi không ở nhà vừa buồn, vừa chán thì tôi nhận được quyết định phân công giảng dạy. Lòng vui mừng khôn xiết, tôi hồi hộp mở phong bì xem thì thật hụt hẫng, tôi được phân dạy ở Trường THCS An Xuyên II. Chẳng biết nó nằm ở đâu nhưng tôi biết là xa nhà và không như trước đây tôi từng mong đợi và hy vọng. Tôi buồn não ruột, chẳng muốn đi dạy chút nào. Mẹ tôi tỉ tê: “Thôi ráng đi con, một vài năm rồi xin chuyển ra ngoài này, tuổi trẻ thì phải có lòng nhiệt huyết chứ…”. Tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra đi tìm đường… đến trường.

Năm ấy tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 6. Ở trường có nhiều đồng nghiệp đi trước rất nhiệt tình và dễ gần nên tôi cũng thấy an tâm. Mới có mấy tuần mà tôi đã cảm thấy yêu con đường đến trường tự bao giờ. Ðến bây giờ tôi vẫn còn thấy thương mùi rơm của mùa lúa mới. Cảnh hai bên đường là những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tít tắp, những bờ chuối chạy dài dọc con đường, những rặng dừa xa xa... thật thanh bình và yên ả.

Lớp tôi có một học trò nữ rất hoạt bát và học giỏi nên tôi tạm thời bầu em làm lớp trưởng, đó là em Muội. Em Chúc Bình học cũng giỏi nhưng trông hơi ốm yếu và hiền hơn nên tôi bầu em làm lớp phó học tập. Tuy thời gian chưa bao lâu nhưng tôi rất có tình cảm với các em, nhất là em Bình, em rất ngoan, lễ phép và tích cực với lớp. Có một vài lần lớp trưởng nghỉ học là em tự giác quản lý lớp mà  không đợi tôi nhắc nhở. Tôi thấy em rất giỏi và hy vọng nhiều về em. Thấy hai em rất thân nhau nên tôi vẫn cho hai đứa ngồi chung một bàn.

Mọi việc cứ êm đềm trôi yên ả cho đến một buổi chiều sinh hoạt cuối tuần… Vừa bước vào lớp, em Muội đứng lên trình bày, em mếu máo trông đến tội nghiệp: “Thưa cô, mẹ em cho tiền, em để dành được 100.000 đồng, em để trong phong bì đựng giấy kiểm tra. Lúc đầu giờ em mới đem khoe với bạn Bình, bây giờ mất rồi. Tiền đó em định để dành mua sách…”.

Tôi nhíu mày, khoát tay bảo em hãy bình tĩnh và ngồi xuống. Trước tiên tôi nhắc nhở các em: “Cô đã dặn các em rất nhiều lần, chuyện tiền bạc phải thật cẩn thận, không được mang theo nhiều tiền. Thôi em hãy bình tĩnh, yên tâm lo học để cô điều tra. Lớp mình cô tin tưởng tất cả các bạn không ai làm chuyện xấu ấy đâu, phải không các em?”.

Sau đó tôi gặp riêng Muội, bảo em đừng nghi ngờ các bạn để từ từ cô điều tra.

Tôi gọi em Bình lên văn phòng và hỏi em có biết về số tiền ấy không để xem thái độ em thế nào. Em bảo em có biết số tiền ấy nhưng không biết tại sao lại mất. Sợ mình nghi oan làm ảnh hưởng đến việc học của em nên tôi tạm dừng điều tra. Công việc ngày một nhiều, tôi quên mất sự việc này. Cho đến một hôm, cũng em Muội báo với tôi em lại mất tiền. Tôi bắt đầu âm thầm điều tra…

Suốt mấy hôm liền Bình nghỉ học không xin phép. Tôi phải tìm đến tận nhà để xem thế nào. Ðường đi quanh co, ngoằn ngoèo và thật xa trường, thế mà các em học sinh ở đây vẫn đều đặn đến lớp. Nghĩ đến điều này, tự dưng tôi thấy hổ thẹn với lòng mình vì lúc đầu ngại đường xa không muốn đi dạy. Thì ra, gia đình em Bình đang gặp hoàn cảnh rất khó khăn và bất hạnh. Cha rượu chè, cờ bạc bỏ đi, mẹ làm thuê và đau ốm suốt, nhà lá đơn sơ chẳng thứ gì quý giá ngoài chiếc ti-vi cũ. Vào nhà em, tôi ấn tượng nhất là những tấm giấy khen của em. Mấy hôm nay em nghỉ học vì phải ở nhà chăm sóc mẹ bị bệnh. Thấy hoàn cảnh của em tôi không cầm được nước mắt. Em đã cần cù, chịu khó học trong khi một số em nhà rất khá giả mà không chịu học hành gì cả. Hằng ngày em phải quá giang Muội đi học.

Sắp đến thi học kỳ 1, tôi nảy ra ý tưởng gợi ý cho cả lớp ủng hộ bạn nghèo vượt khó đến trường. Sau khi nghe tôi trình bày, cả lớp đồng ý ngay. Thế là cả cô và trò cùng nhau dành dụm tiền tiết kiệm bằng cách thu gom giấy vụn bỏ ống heo. Kết thúc học kỳ 1, Bình đạt danh hiệu học sinh giỏi và có điểm trung bình cao nhất khối. Ðập ống heo, còn thiếu tiền, tôi bù thêm vào và mua tặng Bình chiếc xe đạp đi học.

Tôi tìm mãi mới được một chiếc xe đạp cũ nhưng vẫn còn rất tốt. Tôi trao cho em, hy vọng nó sẽ là bạn đồng hành cùng em đến trường và là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em. Bỗng dưng tôi thấy tay em run run và rồi em bật khóc, nức nở. Em lấy tay quẹt nước mắt và thú nhận tất cả tội lỗi của  mình, em nói trong những tiếng nấc nghẹn ngào: “Thưa cô, em có lỗi với cô và các bạn, nhất là với bạn Muội. Thật ra số tiền kia là do em lấy vì em thấy mẹ quá vất vả nên em… Phần quà này em không xứng đáng để nhận. Em mong cô và cả lớp hãy tha lỗi cho em…”.

Tôi nhẹ nhõm cả người. Cuối cùng thì cũng tìm ra được thủ phạm. Lúc đó tôi đã khuyên em rất nhiều và tôi biết đây là bài học đáng nhớ với Bình và cả lớp. Biết mình sai mà sửa đổi thì mới tiến bộ. Với sự thành khẩn và với thành tích học tập của Bình, phần thưởng đó xứng đáng dành cho em.

Cuối năm đó, cả hai em đều đạt học sinh giỏi và vẫn là bạn thân của nhau. Thời gian vẫn cứ trôi và cuộn tròn những kỷ niệm. Thấm thoát tôi ra trường và đi dạy đã hơn 2 năm. Lớp 6 tôi chủ nhiệm giờ đây các em đã lên lớp 8. Lại thêm một mùa tựu trường nữa đến với tôi. Ý định chuyển trường kia tôi đã quên tự bao giờ vì xung quanh tôi toàn những thứ quen thuộc và thân thương. Tôi lại tiếp tục dạy các em nhưng không chủ nhiệm. Dạy được hai tuần đầu năm thì tôi nhận được quyết định chuyển về Trường THCS phường 1. Chẳng biết buồn hay vui nhưng tôi biết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.

Tiết học cuối cùng chia tay lớp, tụi nhỏ khóc rất nhiều và tôi cũng  khóc. Thực ra tôi chưa có sự chuẩn bị gì cho buổi chia tay này và các em cũng vậy. Ngày hôm sau tôi đến trường bàn giao công việc cho giáo viên khác, thấy tôi các em chạy ùa ra, em Bình chạy đến ôm tôi và dúi vào tay tôi một bọc ổi chín: “Em không có quà gì tặng cô nên hái tặng cô bọc ổi này”.

Tôi rất cố gắng nhưng nước mắt vẫn rơi. Tấm lòng mộc mạc, món quà chân quê mà ý nghĩa thật thiêng liêng. Mùi ổi thơm ngào ngạt, nồng nàn như tấm lòng các em dành tặng cho tôi. Làm sao tôi có thể quên được giây phút này.

Bây giờ, mỗi lần đến mùa ổi chín, thế nào tôi cũng mua về bởi tôi thích cái mùi rất ngọt ngào và khó giấu của nó. Nhưng có lẽ chẳng có trái ổi nào ngọt bằng những trái ổi mà em Bình đã dành tặng cho tôi...

(Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó”)

Nguyễn Dạ Ngọc, Trường THCS Ngô Quyền

Ấm áp không khí họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.