ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 21:07:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hội phụ nữ trong xây dựng nếp sống mới

Báo Cà Mau Hiện nay, vấn đề quan tâm hàng đầu của Hội LHPN tỉnh Cà Mau là chung tay xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn và khuyến khích hội viên tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, vấn đề quan tâm hàng đầu của Hội LHPN tỉnh Cà Mau là chung tay xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn và khuyến khích hội viên tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Để tạo bước khởi đầu thuận lợi cho chị em, công tác tập huấn kiến thức đã được các cấp hội chú trọng. Theo đó, các cấp hội đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Với các tiêu chí cụ thể là không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học. Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Nhiều chị em đã có ý thức hơn về vấn đề xây dựng nếp sống mới ở nông thôn đồng nghĩa với giữ gìn đời sống văn hoá, gìn giữ môi trường, xóm làng xanh - sạch - đẹp.

Chi hội Phụ nữ ấp Tân Phú, xã Phú Tân, huyện Phú Tân ra quân làm bờ kè chống sạt lở.

Chị Trịnh Thị Trang, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, chia sẻ: "Tập huấn tuyên truyền cho chị em cách gìn giữ môi trường, ủ phân compost, phân loại rác thải tại hộ gia đình, chị em có ý thức và thực hiện nên giờ xóm làng cũng sạch sẽ hơn rất nhiều".

Quán triệt được tinh thần Chỉ thị số 08 của Huyện uỷ Phú Tân về việc bảo vệ, duy tu kè chống sạt lở các công trình giao thông đường bộ, 2 năm thực hiện, chủ trương này đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Do vậy, không ngại nắng mưa, điều kiện khó khăn, các chị em phụ nữ ở ấp Tân Phú, xã Phú Tân cùng nhau đóng góp công sức, hỗ trợ đồng vốn nội lực phối hợp với các hội đoàn thể ở địa phương thi công công trình làm bờ kè chống sạt lở trong thời gian qua. Mặc dù điều kiện đi lại của bà con trong ấp Tân Phú còn khó khăn, lộ làng chưa thông thoáng, mùa mưa lầy lội, nhưng chị em cũng ý thức được phải sửa chữa làm bờ kè chống sạt lở để bảo vệ đất đai, tạo mỹ quan cho nông thôn.

Chị Lâm Hồng Em, ấp Tân Phú, xã Phú Tân, cho hay: "Làm bờ kè này rất có lợi cho gia đình mình, vừa bảo vệ đất đai, vừa tạo được cảnh quan, đường làng, ngõ xóm cũng đẹp hơn rất nhiều". Chị Võ Hồng Phượng, ấp Tân Phú, chia sẻ: "Chị em ai cũng đóng góp với nhau, khi đến lượt nhận tiền là chúng tôi bắt tay vào làm bờ kè. Có bờ kè, có lộ, chuyện đi lại bà con, nhất là con em đi học sẽ thuận tiện hơn rất nhiều".

“Thực tế ai cũng nhận thấy việc bảo vệ các tuyến lộ có nhiều lợi ích, vừa phục vụ cho việc đi lại dễ dàng, bảo đảm các công trình được sử dụng lâu dài và trực tiếp bảo vệ tài sản của chính mình nên khi Hội LHPN xã phát động công trình xây dựng bờ kè ai cũng nhiệt tình hưởng ứng”, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Tân Phú Nguyễn Thuỳ Nhiên cho biết thêm.

“Gia đình nào có điều kiện thì làm bờ kè bằng bê-tông kiên cố, gia đình nào khó khăn hơn thì có thể sử dụng cây lá địa phương để làm bờ kè. Sau đó trồng mắm, đước, dừa nước hoặc các loại cây khác để bảo vệ đất và chắn sóng”, Trưởng ấp Tân Phú, xã Phú Tân Lư Hồng chia sẻ. 

Theo bà Nguyễn Hồng Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Tân, quán triệt Chỉ thị 08 của Huyện uỷ Phú Tân và hưởng ứng phong trào của Hội cấp trên, Hội LHPN huyện đã phát động các phong trào đến toàn thể hội viên để chị em nắm được mục đích, ý nghĩa của các công trình, phần việc góp phần cùng với địa phương xây dựng nếp sống mới, xây dựng nông thôn mới.

Sự vào cuộc tích cực, năng động, sáng tạo của các cấp Hội phụ nữ ở cơ sở trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và Nhân dân về tư duy phát triển kinh tế, về ý thức, vai trò, trách nhiệm, phát huy nội lực của cộng đồng trong tham gia xây dựng nếp sống mới ở nông thôn. Thông qua hành động của các công trình phần việc, chất lượng tổ chức hội được nâng lên, hội viên thêm tin tưởng, gắn bó với hội./.

Bài và ảnh: Kiều Nương

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.