ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:41:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hơn 30 năm duy trì nghề truyền thống

Báo Cà Mau (CMO) Tổ đan lờ ở ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, hiện có gần 20 hộ tham gia. Nghề này góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Ông Phạm Thành Văn, Bí thư Chi bộ ấp Thanh Tùng, cho biết, năm nào cũng vậy, chuẩn bị vào mùa mưa, ấp Thanh Tùng lại bắt đầu nhộn nhịp với nghề đan lờ để cung ứng sản phẩm cho thị trường. Tổ đan lờ ở ấp đã duy trì hơn 30 năm, ban đầu chỉ có vài hộ làm, đến nay có gần 20 hộ, mỗi hộ từ 1-3 lao động tham gia. Những năm gần đây, bà con không còn làm riêng lẻ như trước, lúc cao điểm, đơn hàng nhiều, tổ sẽ huy động các thành viên mỗi người một công đoạn theo kiểu dây chuyền rồi thu gom sản phẩm giao cho khách hàng.

Nghề đan lờ truyền thống ở ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, đã giúp nhiều gia đình có điều kiện cho con đến trường.

Mặc dù nghề đan lờ không phải là nghề chính nhưng đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều lao động. Nghề này không kén lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi, từ phụ nữ, người già, trẻ nhỏ đều có thể đan được. Mỗi ngày, 1 thành viên có thể đan 10-12 cái lờ. Lấy công làm lời, tuỳ theo kích cỡ, mỗi cái có giá dao động từ 20.000-30.000 đồng.

Tuy nghề đan lờ rất nhẹ nhàng, dễ học và cũng dễ làm nhưng để tạo ra được những cái lờ đẹp mắt, đạt hiệu quả trong việc khai thác cá đồng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh, thì phải cần sự tỉ mỉ của người thợ thủ công từ chẻ nan, kết hom, đan khung đến ráp thành cái lờ hoàn chỉnh. Chị Võ Thị Thắm, Tổ trưởng Tổ đan lờ, cho biết, các thành viên trong tổ tích cực học hỏi, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo nhiều thành viên trong tổ, so với những nghề khác như công nhân, phụ hồ, thu nhập từ nghề đan lờ chẳng là bao, nhưng bù lại được gần nhà chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, khi rảnh có thể làm thêm những công việc khác để cải thiện thu nhập.

Tuy nhiên, hoạt động của tổ đan lờ cũng còn gặp không ít khó khăn, điều trăn trở nhất hiện nay là chưa tìm được đầu ra ổn định, chủ yếu cung cấp cho tiểu thương ở các chợ. Tổ mong các ngành chức năng hỗ trợ tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, để người dân mặn mà, tiếp tục giữ nghề truyền thống này như một nét đặc trưng cuộc sống thôn quê./.

 

Minh Phong

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).