ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:25:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng tới hoàn thiện kỹ năng dạy và học ngoại ngữ

Báo Cà Mau Việc soạn giáo án điện tử kết hợp với bảng tương tác thông minh giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, tốt hơn. (Trong ảnh: Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương).

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2020” trong trường phổ thông và cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, ngành giáo dục Cà Mau đã từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; chú trọng các kỹ năng giao tiếp, tạo nền tảng về kiến thức, kỹ năng giúp học sinh học ngoại ngữ theo yêu cầu cao hơn ở cao đẳng, đại học, sau đại học và trong môi trường làm việc sau này.

Theo đó, rất nhiều mô hình, sân chơi bổ ích được khuyến khích thành lập và duy trì hoạt động. Bên cạnh, ngành vẫn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho công tác nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.

Tăng sự tương tác

Cô Tạ Tuyết Thu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương (TP Cà Mau), cho biết, được sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dùng cho việc dạy và học bộ môn tiếng Anh, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường được nâng lên rất nhiều qua từng năm. Hiện tại, trường phát huy hiệu quả việc soạn giáo án điện tử kết hợp với bảng tương tác thông minh, giúp học sinh tiếp cận với các hình ảnh của bài giảng một cách thực tế, sinh động. Hơn thế, các em còn có thể sử dụng bút điện tử làm bài trực tiếp trên bảng.

Việc soạn giáo án điện tử kết hợp với bảng tương tác thông minh giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, tốt hơn. (Trong ảnh: Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương).

Năm học 2013-2014 vừa qua, được sự đồng thuận của phụ huynh, trường mạnh dạn cho học sinh lớp 1 làm quen với tiếng Anh. Nhờ vậy, khi bước vào lớp 3, các em dạn dĩ và tự tin trao đổi với giáo viên và bạn bè bằng ngôn ngữ này. Rất nhiều sân chơi: toạ đàm, đố vui, trao đổi kiến thức tiếng Anh… được trường duy trì tổ chức hằng năm để tăng sự tương tác, giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhờ đó, trong các kỳ thi Olympic tiếng Anh trên internet, Trường Tiểu học Hùng Vương luôn có số lượng học sinh đoạt giải cao; năm nay, trường đã tuyển chọn 8 em vào đội tuyển thi vòng tỉnh.

Thực hiện Ðề án dạy và học ngoại ngữ, tháng 11/2014, tổ chuyên môn của Trường THCS Nguyễn Thái Bình đưa sáng kiến thành lập Câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh và được sự ủng hộ của phụ huynh. Ðây là sân chơi được tổ chức định kỳ 1 lần/tháng, nhằm giúp các em có năng khiếu, yêu thích môn tiếng Anh giao lưu, tranh tài và nâng cao khả năng nghe, nói, viết trong chương trình học ở trường.

Cô Phạm Thị Hồng Thắm, Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh của trường, cho hay, CLB hiện có 109 thành viên, được chia thành nhóm theo chủ đề sinh hoạt gắn với các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, tỉnh; hoặc gắn với các đề tài phản ánh cuộc sống quanh em. Luân phiên mỗi tháng, các nhóm trưởng xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động. Ngoài ra, CLB còn kết hợp với Ðội, tổ chức các phong trào, trò chơi, thi hùng biện bằng tiếng Anh.

“Tham gia CLB, các em được tự do trao đổi, không rập khuôn theo câu mẫu, hay chịu áp lực về điểm số, cũng không e ngại nói sai. Từ đó, kích thích sự hứng thú, khả năng sáng tạo các chủ điểm hoạt động; qua đó, còn phát hiện tài năng, chăm bồi vào các đội tuyển học sinh giỏi của trường. Cũng từ hoạt động này, giúp đội ngũ giáo viên dạy môn tiếng Anh nghiên cứu, học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để bổ sung kiến thức, đáp ứng yêu cầu chuẩn quy định đối với giáo viên dạy tiếng Anh bậc THCS theo tham chiếu châu Âu, hoặc khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Hiện nay, tổ có 11 giáo viên, đều đạt và trên chuẩn, cao nhất là trình độ bậc 5 (C1)”, cô Hồng Thắm thông tin.

Nâng cao chất lượng

Theo Sở GD&ÐT, từ năm 2011 đến nay, các công tác triển khai đề án được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch và bảo đảm yêu cầu. Mục tiêu chung triển khai đề án giai đoạn 2015-2020 là sẽ tiếp tục mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ từ cấp tiểu học (lớp 3), chủ yếu là tiếng Anh; nâng cao trình độ ngôn ngữ và năng lực thực hành kỹ năng giao tiếp theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc: hết cấp tiểu học, học sinh đạt 1/6; hết THCS, đạt 2/6; hết THPT, đạt bậc 3/6. Theo đó, năng lực giảng dạy của giáo viên phải cao hơn học sinh 2 bậc.

Ông Phạm Hoàng Gan, Trưởng Phòng Giáo dục Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp và Ðào tạo, bồi dưỡng, Sở GD&ÐT Cà Mau, cho biết: “Ngành đã tổ chức khảo sát, bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên tiếng Anh phổ thông và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Kết quả, năm 2012, đã tổ chức khảo sát năng lực cho 647 giáo viên tiếng Anh phổ thông; năm 2013, bồi dưỡng 302 giáo viên, cử 33 giáo viên, giảng viên tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc tham gia khảo sát tại Trường Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh; năm 2014, phối hợp Trường Ðại học Cần Thơ tổ chức bồi dưỡng nâng chuẩn cho 200 giáo viên”.

Trong 3 năm qua, tỉnh đã tích cực chủ động tham gia áp dụng chương trình SGK tiếng Anh thí điểm theo Ðề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đối với cấp tiểu học. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới toàn bộ đội ngũ giáo viên, các bậc phụ huynh và học sinh về tính ưu việt của chương trình SGK mới; hiện cấp tiểu học đã tham gia chương trình SGK thí điểm theo đề án. Các cấp còn lại sử dụng chương trình SGK của Bộ GD&ÐT.

Cùng với đầu tư công tác chuyên môn, từ năm 2011-2014, Sở GD&ÐT đã mua sắm được 311 bộ thiết bị chuyên dùng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Dự kiến đến năm 2020, sẽ trang bị cho thiết bị khoảng 200 phòng dạy học ngoại ngữ cho 200 trường phổ thông theo lộ trình mỗi năm khoảng 30-40 phòng, đồng thời mua sắm các trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ GD&ÐT.

“Thực tế đã chứng minh, đầu tư đúng hướng cho việc dạy và học tiếng Anh theo chuẩn đã đem lại hiệu quả bước đầu không chỉ cho thầy và trò, mà còn nâng cao được chất lượng giảng dạy môn ngoại ngữ. Song, do nguồn kinh phí được bố trí cho đề án còn quá ít (tổng kinh phí thực hiện từ 2011- 2014 chỉ trên 21.800 triệu đồng), chủ yếu từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục hằng năm nên việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và mua sắm trang thiết bị còn hạn chế về số lượng, dẫn đến chưa đồng bộ. Ðể thực hiện đề án trong những năm tiếp theo, cần phải huy động thêm từ các nguồn xã hội hoá, nguồn tài trợ từ các tổ chức. Bên cạnh, tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học; đẩy mạnh việc tìm kiếm các chương trình, nguồn học bổng ở nước ngoài cho học sinh và giáo viên”, ông Phạm Hoàng Gan nhận định./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức bắt đầu, học sinh khối 12 trên địa bàn huyện Cái Nước đang tích cực ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.

Giáo dục mầm non - Trường học xanh - an toàn - hạnh phúc

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cà Mau đang thực hiện nhiều kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn, nâng chất bậc học này.

Củng cố kiến thức trước kỳ thi

Sau khi có kết quả kỳ thi thử THPT năm 2025, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn đã đề ra kế hoạch ôn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), trong khi đó, học sinh cũng tự đề ra thời gian biểu và hình thức ôn luyện phù hợp, với quyết tâm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi chính thức sắp tới.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học gắn liền thực tiễn

Năm 2025 tiếp tục đánh dấu bước phát triển trong hoạt động học thuật, nhất là nghiên cứu khoa học của ngành Ngôn ngữ Anh tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), khi đội ngũ giảng viên và sinh viên (SV) cùng tích cực tham gia Hội thảo khoa học Quốc gia - NSC 2025 “Những xu hướng mới trong dạy và học ngoại ngữ”, do Trường Ðại học Bình Dương (cơ sở chính) tổ chức.

Ða dạng hoạt động nâng chất sinh viên

Tháng 5 vừa qua, không khí tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) trở nên sôi nổi hơn khi chuỗi hoạt động học thuật và phong trào được tổ chức liên tục, tạo nên sân chơi trí tuệ và giàu tính thực tiễn dành cho sinh viên (SV).

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Còn không lâu nữa là diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (trong 2 ngày 26-27/6), ngoài việc quan tâm chỉ đạo các trường trong công tác ôn tập, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) tỉnh còn tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), nguồn nhân lực làm nhiệm vụ tại kỳ thi.

Cô bé Trạng nguyên

Em Võ Hà Ánh Duyên, học sinh Lớp 5, Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), là tấm gương tiêu biểu trong học tập và rèn luyện. Với tinh thần hiếu học, nỗ lực không ngừng và niềm đam mê tri thức, Ánh Duyên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Siết chặt quản lý các trung tâm dạy thêm

Mặc dù không còn tình trạng dạy thêm, học thêm tại nhà các thầy cô giáo nhưng học sinh lại có sự lựa chọn học tập khác là tại các trung tâm. Ðiều này đặt ra nhiều lo ngại cho phụ huynh, nhất là khi hè đến, nhu cầu tăng cường kiến thức, ôn thi cho các con ngày càng tăng.

Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn - Gieo hạt tri thức, nuôi dưỡng khát vọng

Trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, bậc tiểu học đóng vai trò là nền móng đầu tiên và quan trọng. Chính từ những con chữ đầu đời, phép tính đơn giản, hay bài học đạo đức, học sinh tiểu học được đặt những viên gạch đầu tiên cho hành trình học tập và phát triển nhân cách. Nắm bắt tầm quan trọng đó, những năm qua, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (TP Cà Mau) có nhiều đổi mới mang tính căn cơ, từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy, qua đó truyền tri thức, bồi đắp tâm hồn cho những chủ nhân tương lai của đất nước.