ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 1-7-24 16:26:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kênh Nước Phèn đổi thay từng ngày

Báo Cà Mau (CMO) Từng là vùng đất khó, nhiễm phèn nặng, bất lợi cho sản xuất, cuộc sống người dân chật vật; sau khi chuyển dịch qua mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ tôm từ năm 2000, đời sống bà con kênh Nước Phèn, Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, bắt đầu phát triển dần, đến nay đã ổn định.

Ông Trà Việt Hoàng (Bảy Hoàng), Trưởng Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh; gắn bó hơn 30 năm với kênh Nước Phèn. Trải qua nhiều thăng trầm, ông là người chứng kiến sự đổi thay rõ rệt của vùng đất này.

Từ những năm 1974 đến năm 2000, cuộc sống người dân khá vất vả vì không cấy lúa được, do nước nhiễm phèn. Không chỉ cây lúa mà những loại hoa màu khác bà con cũng không trồng được. Ông Bảy Hoàng kể: “Trước đây dòng kênh nhỏ lắm, lau sậy um tùm, 2 chiếc xuồng đi qua còn khó. Kênh cạn và phèn, người dân muốn băng ngang kênh chỉ cần xắn quần là lội qua được. Không sản xuất được nên nhiều người rời quê đi xa tìm kế sinh nhai”.

Bẵng đi một thời gian, nhiều bà con từng bỏ đi đã trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà. Kênh Nước Phèn dài hơn 2 cây số, sau khi chuyển dịch, hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, dòng kênh được khơi thông, trở thành nơi giao thương hàng hoá của bà con.

Kênh Nước Phèn đổi thay từng ngày. Nhiều căn nhà kiên cố mọc lên minh chứng cho sự phát triển.

Ấp 2 có 322 hộ, trong đó gần 200 hộ tập trung ở kênh Nước Phèn. Năm 2010, ấp có 65 hộ nghèo, đến nay chỉ còn 10 hộ nghèo.

Khi đường lộ thông suốt, việc đi lại của học sinh cũng dễ dàng hơn. Nằm cạnh kênh Nước Phèn, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) đã ươm mầm tri thức cho nhiều con em nơi đây. Thầy Nguyễn Hoàng Ða, Hiệu trưởng trường, phấn khởi: “Ngày xưa học sinh đi bằng xuồng bơi, băng theo kênh Nước Phèn không đảm bảo an toàn. Giờ thì không còn lo nữa. 100% con em trong độ tuổi được đến trường; đặc biệt là đường đến trường - về nhà rất an toàn, phụ huynh ít phải đưa rước, an tâm ở nhà phát triển kinh tế”.

Diện mạo quê hương ngày thêm đổi mới, điểm nhấn là hàng rào cây xanh, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Ông Lê Thanh Mãi, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm, tâm huyết: “Ấp 2 là một trong những ấp điểm của xã trong xây dựng NTM. Ðến nay đời sống bà con đã ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Ðạt kết quả này cũng nhờ ý thức và trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là tinh thần cần cù, chịu khó vươn lên thoát nghèo của người dân”.

Con lộ nông thôn dọc theo kênh Nước Phèn là minh chứng cho sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đối với Nhân dân trong quá trình xây dựng NTM. Anh Trần Văn Trường ở Ấp 2, phấn khởi: “Con lộ này trước đây 2 m ngang, giờ mở rộng thêm 1 m nữa, xe cộ đi lại dễ dàng, xe hơi chạy tới nhà”.

Anh Trần Văn Trường (bên phải) thường xuyên cắt tỉa hàng hào cây xanh trước nhà, góp phần cùng với địa phương xây dựng NTM.

Tích cực tuyên truyền trồng cây, tạo mỹ quan môi trường, cần cù với ruộng vườn, thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp, ông Vũ Lang, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 2, cho biết: “Xóm làng khởi sắc, đời sống người dân cũng ngày càng phát triển. Dù quê ở Bắc Ninh, nhưng về vùng đất này sinh sống, tôi xem đây là quê hương thứ hai. Noi theo gương Bác, dù tuổi cao tôi vẫn tích cực lao động, góp một phần nhỏ xây dựng quê hương”.

Đảng viên trẻ xứ rừng Huỳnh Mộng Thuỳ (bên trái) luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào sản xuất, phát triển kinh tế.

Tích cực thi đua lao động, xây dựng NTM, bà con phát triển kinh tế với mô hình lúa hữu cơ và một số mô hình hiệu quả khác. Ðiển hình như chị Huỳnh Mộng Thuỳ, đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 2, sau gần 3 năm làm kinh tế tại địa phương đã có những thành công nhất định, đặc biệt là mô hình nuôi ốc bươu đen cho lợi nhuận cao.

Ông Lê Thanh Mãi cho biết thêm: “Ðối với Ấp 2 thì mọi vấn đề đều đạt “nhất”, đặc biệt là phát triển kinh tế của bà con tuyến kênh Nước Phèn, là hình mẫu để ấp khác học hỏi”./.

 

Nhật Minh

 

Nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong học đường

Kết luận số 94-KL/TW (Kết luận số 94), ngày 28/3/2014, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, dù đã ban hành hơn 10 năm vẫn còn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động của HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất. Vai trò của đại biểu HÐND được phát huy, đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội. Hoạt động của thường trực, các ban, tổ đại biểu HÐND huyện tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng; các nghị quyết ban hành đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Sâu sát cơ sở, lắng nghe nguyện vọng Nhân dân

Vừa qua, huyện Thới Bình tổ chức thành công Ðại hội Ðại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029.

Phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ðặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW) và Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 15/4/2016, của Tỉnh uỷ, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển; các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá gắn với xây dựng chính quyền và xây dựng kinh tế thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ”, nhân ái, nghĩa tình, góp phần làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân trong tỉnh.

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 68 năm thành lập huyện

Những ngày này, khắp các nẻo đường trung tâm huyện Thới Bình trang hoàng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Thành lập huyện (20/6/1956-20/6/2024). Ðây là sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, dịp để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân đánh giá, nhìn nhận thành tựu đạt được, định hướng phát triển trên chặng đường tiếp theo và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc.

Nhớ lời Bác dạy về nghề báo

Báo chí cách mạng gánh sứ mệnh vẻ vang mà Ðảng và Nhân dân giao phó trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần cổ vũ và định hướng toàn dân theo con đường đúng đắn của Ðảng để xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với những đóng góp to lớn của mình, nghề báo và nhà báo chân chính được Nhân dân tôn vinh, trân trọng, tin yêu. Toàn Ðảng và toàn dân ta đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo xung lực cho khát vọng xây dựng đất nước hùng cường. Tình hình mới càng đòi hỏi người làm báo tu dưỡng đạo đức cách mạng, thấm nhuần lời dạy của Bác về nghề báo, làm hành trang để tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập.

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn

Chiều 18/6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Hướng dẫn số 156-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024).

“Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”

Trong hai ngày 17 và 18/6, Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thới Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển” diễn ra thành công tốt đẹp.

Cầu nối ý Ðảng - lòng dân

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, xác định mục tiêu lấy dân làm gốc, nhiệm kỳ qua, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Trần Văn Thời không ngừng phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền hiệu quả, vận động các tầng lớp Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định lòng tin của Nhân dân với Ðảng với chính quyền.

Về thăm địa chỉ đỏ

Năm 2024, được sự thống nhất của Huyện uỷ, UBND huyện, UBND xã Hiệp Tùng đã tiến hành sưu tầm tư liệu, lời kể từ nhân chứng lịch sử, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kịch bản và dựng bộ phim tư liệu “Chiến thắng Bến Dựa oai hùng”, nhằm ghi nhận những chiến công vẻ vang của các chiến sĩ Tiểu đoàn Ngô Văn Sở anh hùng. Ðây là tư liệu quý trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho các thế hệ trẻ.