ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 11:53:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kéo dài thí điểm cho vay vốn với người sau cai nghiện

Báo Cà Mau (CMO) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 02/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định tiếp tục thí điểm chương trình tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020.

Đối tượng vay vốn gồm: 1- Cá nhân vay vốn: Người nhiễm HIV, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương; 2- Hộ gia đình vay vốn là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau: Đối với cá nhân, mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân; đối với hộ gia đình, mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này.

Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, vốn cho vay được bố trí từ Ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Quyết định 02/2020/QĐ-TTg sửa đổi như sau: Nguồn vốn cho vay do Ngân sách Nhà nước cấp 50% trên tổng số kế hoạch nguồn vốn hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 50% còn lại, Ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, việc thực hiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp nhóm người nghiện ma tuý, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và gia đình, nâng cao sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm. Đến nay, chính sách này đã bước đầu phát huy tác dụng. Cụ thể: Tăng thu nhập hàng tháng của cá nhân, hộ gia đình: Nhiều người trước đây không có việc làm, không có thu nhập, hiện nay, thu nhập trung bình của những người được vay vốn là từ 2-5 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ tái nghiện, tái phạm trong nhóm được vay vốn giảm hẳn. Sự thành công, ổn định cuộc sống qua việc sử dụng có hiệu quả vốn vay đã làm thay đổi quan điểm của người dân, giảm dần tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm dễ bị tổn thương, là động lực giúp đối tượng khác vươn lên, hoà nhập cộng đồng. Nhờ đó, việc tiếp cận, tư vấn, giúp đỡ của cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, cán bộ tư vấn, tình nguyện viên ở cấp cơ sở, xã, phường, thôn, bản đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm, người nhiễm HIV dễ dàng hơn./.

Theo baochinhphu.vn

 

 

Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý tại Năm Căn

Chiều 23/4, Thiếu tá Huỳnh Chí Phong, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP) Cửa khẩu Cảng Năm Căn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý theo quy định của pháp luật.

Tình thân cứu người lầm lỡ

Tình thân vốn dĩ là sức mạnh vô hình giúp nhiều người vượt qua rào cản trong cuộc sống. Giá trị của tình thân lại càng thể hiện rõ hơn đối với những cuộc đời đã từng lầm đường lỡ bước dính vào “cái chết trắng” mang tên ma tuý nhưng có quyết tâm từ bỏ nó, chiến thắng bản thân, mở ra trang mới của cuộc đời.

Quản lý sau cai nghiện - Vẫn là bài toán khó

Tệ nạn ma tuý luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từng bước đưa người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, thế nhưng, công tác quản lý đối tượng sau cai vẫn là bài toán nan giải. Trong đó, công tác quản lý người nghiện trở về địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này đã và đang gia tăng tỷ lệ tái nghiện.

Chung tay bảo vệ trẻ

Thời gian qua, các vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, gây phẫn nộ trong dư luận và được xã hội đặc biệt quan tâm.

Tệ nạn xã hội nhiều biến tướng

Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp đã tổ chức kiểm tra 406 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Qua kiểm tra, phát hiện 152 lượt cơ sở vi phạm (chiếm 37%), so với cùng kỳ năm 2022, số lượt kiểm tra tăng (406/252); số lượt vi phạm tăng (152/72), trong đó giáo dục, nhắc nhở 72 lượt cơ sở; phạt hành chính 80 lượt cơ sở.

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên biển

(CMO) Từ ngày 7-16/8, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật kết hợp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên địa bàn các vùng biển, đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Dùng công nghệ để quản lý địa bàn

(CMO) Sau gần 2 tháng vận hành thử nghiệm hệ thống camera giám sát các tuyến đường trọng điểm, ngày 17/10, Công an xã An Xuyên, TP Cà Mau, chính thức ra mắt mô hình “Camera an ninh” trên địa bàn xã.

Trần Phán: Chuyển hoá địa bàn

(CMO) Hai năm liên tiếp (2020, 2021) được Bộ Công an tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau tặng danh hiệu Ðơn vị quyết thắng. Ðó là động lực để Công an xã Trần Phán (huyện Ðầm Dơi) phấn đấu chuyển hoá địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong năm nay.

Phá “chiêu thức mới” của tội phạm ma tuý

(CMO) Sau khi các đối tượng hoàn tất thoả thuận bằng điện thoại, các loại heroin, ma tuý tổng hợp được giao nhận bằng cách ký gửi trên các phương tiện vận tải hàng hoá. Ðây là hình thức phạm tội khá phổ biến trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Biến tướng tín dụng đen

(CMO) Thời gian qua, lực lượng chức năng tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Qua đó, đã phá nhiều vụ án và bắt được nhiều đối tượng liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn tỉnh. Song, đây chỉ là bề nổi, vì đường dây tín dụng đen vẫn âm thầm hoạt động, biến tướng với nhiều hình thức tinh vi hơn.