ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:25:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khai mạc Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X

Báo Cà Mau Sáng 5/12, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành khai mạc Kỳ họp thứ 12.

Trước khi khai mạc Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau đến dâng hương, dâng hoa tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phường 1, TP Cà Mau.

Đến dự có ông Nguyễn Quốc Hận, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Văn Hiện.

Chủ toạ Kỳ họp có: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; các Phó chủ tịch HĐND tỉnh: Lê Thị Nhung, Dương Huỳnh Khải.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho biết những diễn biến bất lợi của tình hình thế giới, tác động ảnh hưởng trực tiếp nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Một số biến động tác động trực tiếp đến sự phát triển tỉnh nhà, như: Thị trường xuất khẩu thu hẹp; giá xăng, dầu biến động; một số loại vật liệu xây dựng khan hiếm, tăng giá; tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, triều cường, sạt lở đất bờ sông, ven biển… diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, sự điều hành linh động của UBND tỉnh và nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội có sự phát triển và chuyển biến tích cực.

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khoá X.

“Những kết quả đạt được là rất lớn, đáng trân trọng. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực cũng cần được quan tâm, nỗ lực khắc phục, cần có giải pháp cụ thể hữu hiệu để thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong năm 2024”, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải chỉ rõ, đồng thời đề nghị các vị đại biểu phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dành thời gian nghiên cứu kỹ các tài liệu, tập trung thảo luận, cho ý kiến, thể hiện quan điểm rõ ràng về từng nội dung như: Phân tích, đánh giá chính xác tình hình, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khả thi bằng những chương trình hành động, việc làm cụ thể để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả; tạo sự thống nhất cao để HĐND tỉnh có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch

Thông tin về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết, tổng sản phẩm trong tinh (GRDP theo giá so sánh) năm 2023 ước đạt 45.429 tỷ đồng, tăng 7,78% so cùng kỳ (đứng thứ 3 vùng ĐBSCL), đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 32,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 30,6%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 32,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 3,9%.

“Đến thời điểm nay, theo ước tính đến cuối năm, Cà Mau có 20/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch”, ông Huỳnh Quốc Việt thông tin, đồng thời cho biết 2 chỉ tiêu còn lại cũng xấp xỉ đạt là kim ngạch xuất khẩu đạt 92,3% (khoảng 1,2 tỷ USD) và chi ngân sách ước đạt 98,2% (trên 11,545 ngàn tỷ đồng).

Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt thông tin về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan đến từ những biến động của thế giới, tác động của biến đổi khí hậu… ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Chủ tịch UBND Huỳnh Quốc Việt chỉ rõ những tồn tại, hạn chế đến từ sự chủ quan. Đó là công tác quản lý nhà nước ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp trong việc lãnh đạo, chi đạo công tác giảm nghèo và thích ứng với biển đổi khí hậu. Công tác theo dõi, dự báo thông tin thị trường phục vụ cho sản xuất còn hạn chế; việc huy động nguồn lực, mời gọi các doanh nghiệp từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; sự phối hợp với địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, quyết liệt dẫn đến giải ngân đầu tư công chưa đạt theo sự kỳ vọng.

Bứt phá trong năm 2024

Nhận diện tình hình thế giới và khu vực trong năm 2024 còn nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiêu rủi ro, thách thức; xác định độ mở kinh tế Việt Nam và hội nhập sâu của địa phương sẽ còn chịu nhiều sự tác động, tuy nhiên trong nguy có cơ, năm 2024, Cà Mau có nhiều tiềm năng, cơ hội để phục hồi và tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt dẫn chứng cụ thể, khi tới đây địa phương công bố Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn dến năm 2050 để triển khai thực hiện, nhiều dự án đầu tư trọng điểm mang tính kết nối liên tỉnh, liên vùng, liên kết các trục phát triển kinh tế… được hoàn thành và khởi công mới sẽ tạo điều kiện và động lực lớn để tỉnh nhà tăng tốc vươn lên.

Năm 2023, Cà Mau hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều dự án giao thông trọng điểm, tạo thuận lợi, nền tảng quan trọng để năm 2024 và những năm tiếp theo tăng tốc phát triển. (Trong ảnh: Tuyến tránh Quốc lộ 1 dự kiến sẽ được khánh thành vào ngày 10/12).

“Năm 2024 được xem là thời gian để bứt phá nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyêt Đại hội Đại biểu Đảng bộ tinh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt khẳng định.

Theo đó, Cà Mau đề ra mục tiêu cho năm 2024 bằng việc tiếp tục tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng triển khai trên địa bàn tỉnh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội và đảm bảo đời sống của Nhân dân. Chủ động thích ứng với biến đôi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh. Song song đó, tăng cường hợp tác, liên kết vùng và mở rộng quan hệ đối ngoại. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2024 tăng khoảng 7% trở lên.

Kỳ họp lần này thông qua 25 báo cáo, thông báo (trong đó có 16 báo cáo, thông báo trình bày tại hội trường); đồng thời, xem xét thông qua 26 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó có 14 nghị quyết cá biệt và 12 nghị quyết quy phạm pháp luật; chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường những nội dung được đại biểu quan tâm, kiến nghị của cử tri. Đồng thời tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu và bỏ phiếu tín nhiệm (phiếu kín).

Dự kiến, Kỳ họp sẽ làm việc đến hết ngày mai, 6/12.

Trần Nguyên

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Chung một niềm tin, ý chí hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, Nhân dân cả nước nghiêng mình tưởng nhớ, tiếc thương sự ra đi của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biến sự mất mát, đau thương thành hành động, tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trong cả nước ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Di sản 6 thập kỷ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Như một người ruột thịt đi xa

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…

Tạo nguồn nhân lực trẻ cho Ðảng

Công tác phát triển đảng viên trong học sinh là một trong những nhiệm vụ được Ðảng bộ huyện U Minh quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.

Từ ‘vườn ươm’ của Bác, những ‘hạt giống đỏ’ vươn mình phụng sự Tổ quốc

Từ “vườn ươm” đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác.

Một số cuốn sách tiêu biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước.

Học Bác - Dùng người đúng việc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn:“Dụng nhân như dụng mộc”. Người thường nói: "Ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong tuỳ chỗ đều dùng được”. Phương pháp dụng nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc. Khắc ghi lời dạy của Người, các phòng, ban, ngành và trường học trên địa bàn huyện Cái Nước đã bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, phát huy hiệu quả trong công việc.