ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 09:08:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khai thác sản phẩm đặc thù để phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Báo Cà Mau Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuy có nhiều điều kiện phát triển du lịch nhưng nhìn chung tốc độ phát triển thời gian qua chưa như kỳ vọng, trong đó có những hạn chế khó khăn về xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù. Đây cũng là nội dung chính của Hội thảo: “Xây dựng, phát triển tour - tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch đồng bằng sông Cửu Long” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức ngày 29/3 tại TP Cần Thơ.

Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo đóng góp những giải pháp phục hồi và phát triển ngành công nghiệp không khói.

ĐBSCL có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch của quốc gia, với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch biển đảo, du lịch Mice... Con người nơi đây hào sảng, nghĩa tình, mến khách, và đây còn là điểm đến “an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn” đối với du khách gần xa.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nhận định, chủ đề hội thảo vừa mang tính lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Khu vực ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, gồm: biển, đảo, cửa sông, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn có hơn 735 km bờ biển và hơn 150 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều bãi tắm hoang sơ... Đây là những tài nguyên du lịch rất quý giá mà hiếm vùng đất nào có được. Chính những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với nền văn hoá đặc sắc, da dạng và phong phú đã tạo nên bản sắc văn hoá của vùng miền Tây sông nước, góp phần làm nên sản phẩm du lịch đa dạng và đặc thù.

Thực tế cho thấy, ĐBSCL là mảnh đất có nhiều tiềm năng, để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng với nhiều loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và du lịch tâm linh... Trong những năm qua, du lịch ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác truyền thông, quảng bá, hình thành các tour, tuyến du lịch kết nối các khu di tích lịch sử nổi tiếng, điểm văn hoá đặc sắc để thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Du lịch Cà Mau đang ngày càng có sức hút với du khách, đặc biệt là du lịch sinh thái trải nghiệm. (Trong ảnh: Du khách trải nghiệm đặc trưng sông nước và hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ).

Sau đại dịch Covid-19, du lịch ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ. Ước tính năm 2023, tổng số khách đến “vùng đất Chín rồng” đạt gần 45 triệu lượt, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế hơn 1,8 triệu lượt, tăng hơn 3 lần với năm 2022. Doanh thu đạt gần 46 ngàn tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ 2022. Trong thành tích chung đó có sự tham gia đóng góp tích cực của chính quyền các địa phương, nhất là Hiệp hội du lịch ĐBSCL. Thời gian qua, hiệp hội đã cùng các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông về con người và hình ảnh tươi đẹp của vùng đất Chín rồng.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của TP Cần Thơ tại Hội thảo.

Hội thảo “Xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL” lắng nghe ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, định hình tour, tuyến và sản phẩm chủ đạo, đặc trưng nhằm kết nối hiệu quả điểm đến trong chuỗi liên kết hợp tác phát triển du lịch toàn vùng ĐBSCL.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thực Hiện, Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết, cùng với các địa phương vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng; xây dựng, triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn…, từng bước định vị thương hiệu du lịch đặc trưng của thành phố.

 “Với hội thảo lần này, tôi tin tưởng rằng sẽ có nhiều ý kiến phát biểu phân tích, đánh giá về thực trạng, đề xuất giải pháp, kiến nghị giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay cho du lịch ĐBSCL phát triển trong thời gian tới”, ông Nguyễn Thực Hiện kỳ vọng.

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vinh danh 4 điểm du lịch tiêu biểu toàn vùng năm 2024, trong đó Trà Vinh có 2 điểm, Tiền Giang 1 điểm và An Giang 1 điểm.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị nhận định, chủ đề hội thảo vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực để các nhà khoa học, nhà quản lý và các cơ quan báo chí truyền thông phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phục hồi phát triển du lịch tại các tỉnh ĐBSCL hiệu quả, bền vững và vinh danh các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các khu du lịch có những hoạt động nổi bật trong thời gian qua.

“Sau một thời gian chuẩn bị, với sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp làm du lịch, Ban tổ chức đã nhận được 25 tham luận gửi đến hội thảo. Đây là những bài viết chuyên sâu, có tính nghiên cứu, phân tích khó khăn, hạn chế để đưa ra những kiến giải nhằm góp phần phục hồi và phát triển ngành công nghiệp không khói của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi thông tin.

Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ 5 nhóm vấn đề chính với nhiều ý kiến tham luận của của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch. Trong đó, có những đánh giá tổng quan những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù của khu vực ĐBSCL, chỉ rõ những đặc trưng cơ bản, những thế mạnh cần phát huy trong thời gian tới.

Thực trạng vấn đề xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch hiện nay tại ĐBSCL, đồng thời phân tích lợi thế, tiềm năng, cơ hội và thách thức trong kinh doanh lữ hành, từ đó, tạo sự kết nối giữa đơn vị quản lý, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và điểm đến du lịch, bảo đảm nâng cao hiệu quả các chương trình tour, tuyến du lịch và trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL.

Tìm giải pháp để xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đề xuất cơ chế phối hợp giữa các tác nhân trong chuỗi du lịch với các địa phương trong vùng ĐBSCL cùng với TP Hồ Chí Minh, các vùng miền cũng như các nước tiểu vùng sông Mekong để tạo không gian phát triển du lịch trước mắt và dài hạn.

Hội thảo khẳng định vai trò của báo chí truyền thông về phát triển thương hiệu, xây dựng tour, tuyến, đồng thời quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL hiện nay, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói ngày càng phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của khu vực ĐBSCL. Đồng thời, đề xuất những kiến nghị và giải pháp quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo khi viết và phản ánh về du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển và phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL...

 

Quốc Rin

Liên kết hữu ích
Tour châu âu giá rẻ Dịch vụ thuê xe 16 chỗ xe đời mới, chiết khấu cao tour du lịch phú yên​

Đề nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ từ khi mới thành lập

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 22/11, tại Tổ số 16, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), dự án Luật Thuế tiêu thụ đặt biệt (sửa đổi).

Tập hợp, phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ

Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học “Vai trò và giải pháp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trong việc tập hợp, phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ gắn với cong nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau chủ trì tổ chức ngày 22/11.

Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá X

Ngày 22/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá X.Ngày 22/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá X.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024

Sáng 22/11, thừa uỷ quyền Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024.  

Logo tỉnh Cà Mau phải đảm bảo sự khác biệt và dễ nhận biết

Ngày 22/11 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC) phối hợp với Công ty TNHH Sáng tạo Bồ Công Anh tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả thực hiện nội dung “Xây dựng chiến lược thương hiệu và logo tỉnh Cà Mau” thuộc Dự án Xây dựng hình ảnh, thương hiệu tỉnh Cà Mau.

Cà Mau bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Theo đó, tại thành phố Cà Mau, tổ chức chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025 vào lúc 21 giờ ngày 28/1/2025 (nhằm ngày 29 tháng chạp năm Giáp Thìn), tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo, Phường 5.

Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp tỉnh đóng góp trên 11 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội

Chiều 21/11, tại trụ sở Hội LHPN tỉnh, Câu lạc bộ (CLB) Nữ Doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh và đại diện Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh.

Bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Các nhà giáo, giảng viên thuộc 3 trường: Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, Cao đẳng cộng đồng và Cao đẳng Y tế Cà Mau được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số.

Kiến nghị dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau

Chiều 20/11/2024, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Ban quản lý Dự án xây dựng công trình giao thông

Chiều nay (20/11), Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ do ông Lê Thanh Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm trưởng đoàn có buổi làm việc, kiểm tra kết quả thực hiện quy chế dân chủ tại Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông.