ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:18:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẩn trương rà soát số hoá dữ liệu tàu cá

Báo Cà Mau Ðể chuẩn bị điều kiện làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Cà Mau đã và đang quyết liệt triển khai và thực hiện các biện pháp quản lý tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã giao nhiệm vụ cho từng tỉnh. Trong đó, tỉnh Cà Mau được yêu cầu báo cáo tình hình từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024, tỉnh có 129 tàu xoá đăng ký không biết lý do, 441 tàu chưa đăng ký; 89 tàu trễ hạn, 550 tàu hết hạn đăng kiểm; 72 tàu mất kết nối trên 6 tháng; 10 tàu vi phạm vùng biển nước ngoài; 120 tàu mất kết nối trên 10 ngày nhưng tỉnh không xử lý.

“Trên cơ sở đó, tỉnh đã cho kiểm tra trên hệ thống số hoá của tỉnh. Ðây là hệ thống có thể nói điển hình trên cả nước, được nhiều tỉnh, thành đến địa phương chia sẻ kinh nghiệm. Rõ ràng chúng ta có phương pháp số hoá tốt, thế nhưng việc thực hiện vẫn chưa đảm bảo”, Phó chủ tịch UBND tỉnh đánh giá.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là kiểm tra, rà soát tàu cá nằm bờ để quản lý và số hoá dữ liệu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra của EC.

Trước tình hình trên, để hoàn thiện công tác số hoá chống khai thác IUU, cũng như chuẩn bị điều kiện đón Ðoàn Thanh tra của EC theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT và Chủ tịch UBND các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi và TP Cà Mau đã khẩn trương kiểm tra, rà soát, xác định cụ thể việc thực hiện số hoá hồ sơ các loại tàu cá trên từng địa bàn.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương chiếm số đông tàu cá với gần 2.000 tàu (tàu có chiều dài từ 15 m trở lên, đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 985/985 tàu, đạt 100%) và trên 300 doanh nghiệp hành nghề thuỷ sản, hậu cần nghề cá. Qua rà soát ban đầu, trên địa bàn huyện hiện có 440 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thuỷ sản (KTTS); 284 tàu hết hạn đăng kiểm trên 15 ngày; 85 tàu mất tín hiệu giám sát hành trình trong bờ trên 10 ngày; có 204 tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không có giấy phép KTTS). Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 16 tàu mua, bán, trong đó đã làm thủ tục sang tên theo quy định được 5 tàu, còn lại 11 tàu.

Thị trấn Sông Đốc chia thành nhiều tổ đến rà soát từng trường hợp tàu cá để số hoá và ký cam kết theo quy định.

Qua gần 2 tuần triển khai quyết liệt, đến nay huyện Trần Văn Thời đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ số hoá IUU đối với các loại tàu cá này. Trong đó, đã rà soát, cho chủ tàu ký cam kết gia hạn giấy phép và có biên bản làm việc để đưa lên hệ thống số hoá IUU của tỉnh được 440/440 tàu, đạt 100%; đã có link số hoá là 284/284 tàu hết hạn đăng kiểm; đã cho chủ tàu ký cam kết và có biên bản làm việc và đưa lên hệ thống số hoá IUU được 85/85 tàu, đạt 100%; đã số hoá được 204/204 tàu “3 không”. Ðối với 11 tàu cá đã sang bán, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền cho bên bán, bên mua thực hiện thủ tục sang, bán đúng theo quy định của pháp luật.

Ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Những ngày qua, thực hiện chỉ đạo, địa phương thành lập nhiều tổ, tham gia trực tiếp từng địa bàn, phối hợp cùng các đơn vị: Biên phòng, Hải đội 2, Kiểm ngư và tổ công tác của huyện tiếp cận các tàu cá, chủ phương tiện, nắm bắt thông tin để kịp thời số hoá theo chỉ đạo đề ra”. 

Tuy nhiên, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, mặc dù huyện đã đạt được kết quả số hoá nhất định, song hiện vẫn còn gặp một số khó khăn. Trong đó, trên địa bàn huyện có 9 cửa biển, cửa sông nhưng chỉ có 2 trạm kiểm soát biên phòng (Sông Ðốc và Ðá Bạc) nên khâu kiểm soát tàu ra, vào chưa chặt chẽ; tình trạng tàu cá hết hạn giấy phép KTTS tập trung (ngày 3/5, qua rà soát có 785 tàu hết hạn giấy phép KTTS) nên việc rà soát, cập nhật số hoá cũng như gia hạn giấy phép gặp nhiều khó khăn, do số lượng tàu hết hạn giấy phép nhiều, thủ tục gia hạn giấy phép người dân phải nộp hồ sơ trực tuyến... Hơn nữa, tình trạng tàu cá gần hết hạn giấy phép KTTS, đăng kiểm vẫn được ra biển hoạt động, khi đến hết hạn thì tàu vẫn còn ngoài biển nên việc vận động chủ tàu cá gia hạn giấy phép, cũng như đăng kiểm gặp nhiều khó khăn, mất thời gian. Ngoài ra, việc thực hiện giao dịch sang bán tàu cá đã được công chứng chứng thực, nhưng không nộp hồ sơ sang tên đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền, nhất là sang bán ra ngoài tỉnh, nên công tác quản lý, rà soát gặp rất nhiều khó khăn...

Cán bộ thị trấn Sông Đốc rà soát tàu cá tại hộ bà Thái Thị Bích Loan, Khóm 4, thị trấn Sông Đốc.

Bà Thái Thị Bích Loan, Khóm 4, thị trấn Sông Ðốc, cho biết, gia đình có 3 tàu hành nghề ghe lưới đèn, hiện tại 2 tàu đang hoạt động, còn 1 tàu đã sang bán. Nhưng khi đoàn kiểm tra, rà soát đến làm việc thì bà mới biết chiếc tàu sang bán vẫn còn mang tên chồng bà và hiện tàu này đã hết hạn giấy phép khai thác mấy tháng nay. Bà Loan cho hay sẽ cố gắng liên hệ chủ tàu mới để làm thủ tục sang tên đúng quy định.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, nhắc nhở, khi Ðoàn kiểm tra của EC đến, họ sẽ chỉ định ngẫu nhiên các tàu cá đang nằm bờ, yêu cầu chứng minh tàu đang ở bờ chứ không đi đánh bắt trái phép. Do đó, lãnh đạo các huyện cần chỉ đạo các xã tập trung toàn bộ lực lượng để giám sát chặt chẽ các tàu này, cần nắm sát, cập nhật ngay danh sách những tàu nằm trong bờ, đưa thông tin số hoá đúng quy định./.

 

Hồng Nhung - Hưng Thái

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.