ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 16:16:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khát vọng vùng quê

Báo Cà Mau Ở Kinh 3, ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, trẻ em đa phần chỉ học mãn cấp 1, cao lắm là cấp 2. Chuyện học hành dang dở phần vì con đường đến trường lắm nhọc nhằn, phần vì gánh nặng mưu sinh sớm đè nặng trên đôi vai của các em. Nhưng ở vùng đất cuộc sống còn nhiều khó khăn này vẫn có những thanh niên khát khao tìm kiếm tri thức, những người cha, người mẹ hy sinh cả cuộc đời để tìm một cái nghề cho con.

Ở Kinh 3, ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, trẻ em đa phần chỉ học mãn cấp 1, cao lắm là cấp 2. Chuyện học hành dang dở phần vì con đường đến trường lắm nhọc nhằn, phần vì gánh nặng mưu sinh sớm đè nặng trên đôi vai của các em. Nhưng ở vùng đất cuộc sống còn nhiều khó khăn này vẫn có những thanh niên khát khao tìm kiếm tri thức, những người cha, người mẹ hy sinh cả cuộc đời để tìm một cái nghề cho con.

 Mới đi cân tôm, bán lại cho chủ vựa xong, ông Võ Minh Trương (ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) niềm nở tiếp khách. Ông Trương cho biết: “Sáng nay cân được có mấy chục ký tôm, trừ tiền xăng còn lời vài chục ngàn đồng. Mấy tháng nay, cân tôm ít lắm, hạn hán quá, tôm, cua chẳng sống nổi. Ghé xuồng lại, ai cũng nói chung một câu "có con tôm nào mà bán". Lúc trước, một tháng cân tôm lời ít nhất 6 triệu đồng, còn giờ có lúc huề hoặc lỗ vốn”.

“Khát” chữ

Thiên tai không chỉ làm cho nông dân điêu đứng mà những người làm nghề cân tôm như ông Trương cũng khó khăn theo. Thế nhưng, hằng ngày, ông Trương vẫn chạy xuồng quanh ấp để cân tôm, dù biết đồng lời không được bao nhiêu. Bởi vì ông nghĩ: “Làm ăn phải giữ mối, nếu tôm ít mình không cân thì lúc nhiều ai bán cho mình. Hơn nữa, không làm thì tiền đâu lo cho 2 đứa nhỏ học hành”.

Học sinh Trường Tiểu học I, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời đến trường.     Ảnh: CHÍ THANH

Cũng phải, nếu chỉ trông chờ vào thu nhập của 3,5 ha đất nuôi tôm quảng canh truyền thống xen canh cua thì không đủ lo chi phí cho 2 con học đại học và trị bệnh cho vợ. Vì vậy, miễn nghề nào đúng đắn, đem lại đồng lời là ông Trương cũng cố làm. Hơn nữa, nghề cân tôm đã gắn bó với ông Trương hơn chục năm nay. Và cũng nhờ thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng từ nghề này mà ông mới có điều kiện lo cho các con.

Khi nói về các con của mình, trên gương mặt rám đen vì nắng gió của người cha hết lòng vì con đầy tự hào, hạnh phúc. Ông Trương cho biết: “Thằng Hoài Thịnh là sinh viên năm 2, ngành Tài nguyên và Môi trường ở Trường Ðại học Tây Ðô; còn thằng Ðức Thịnh là sinh viên năm nhất, ngành Luật, Trường Ðại học Trà Vinh. Thằng nào cũng đạt thành tích khá trong học tập”.

Thấy các con chăm lo học hành, ông Trương càng thấy vui vì quyết định của mình năm xưa. Ông Trương bùi ngùi kể: “Lúc đứa lớn bước vào đại học thì đứa út cũng lên lớp 12. Nhà nghèo khó, vợ bệnh, để lo cho đứa lớn học hành đã phải vay nợ nhiều nơi, nếu đứa út học trường tư như anh nó, chi phí nặng, tôi sợ lo không đến nơi đến chốn. Vì vậy, dù đau lòng nhưng tôi buộc phải khuyên thằng nhỏ nghỉ học. Nhưng nó không chịu, năn nỉ và hứa với vợ chồng tôi, nhất định lớp 12 nó sẽ lấy được tấm giấy khen và thi đậu đại học chính quy. Cuối cùng, lời nó nói nó thực hiện được”. Còn đứa con trai lớn của ông Trương, vì để nuôi con chữ, buổi tối làm thêm cho quán nước để chia sẻ phần nào gánh nặng tiền nong cho cha mẹ.

Còn đối với ông Mười Phùng (Trần Ngọc Phùng, ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời), ít ai biết rằng, căn nhà lá nhỏ đơn sơ, lụp xụp cạnh bờ vuông là “gia đình đại học”. Sở dĩ, người trong vùng gọi như vậy vì gia đình ông Mười Phùng là gia đình hiếm có ở vùng đất này khi 3 đứa con của ông đều học đại học. Ông Mười Phùng cho biết, con gái lớn của ông đang công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cái Nước, đứa kế làm việc cho công ty thực phẩm ở TP Hồ Chí Minh, còn đứa út chuẩn bị bước vào năm cuối Ðại học Công nghệ thông tin.

Ðể mưu sinh, ông Mười Phùng từng trải qua nhiều nghề: chủ ghe câu mực, bán tạp hoá, mở cơ sở chà gạo, chạy tốc hành, lái tôm, rồi chuyển sang nuôi tôm quảng canh truyền thống, nuôi tôm công nghiệp. Vì vậy, ông hiểu rất rõ nỗi cực khổ của nông dân. Thân cực mà cuộc sống khó bằng ai. Bởi thế, dù cuộc sống nghèo khó, con đường đến trường của các con gian nan, phải ngồi đò cả tiếng đồng hồ, một ngày đi học chỉ có 500 đồng, nhưng ông Mười Phùng luôn động viên các con “cực khổ mấy cũng phải gắng vượt qua. Chỉ có học hành đàng hoàng, cầm cây bút làm việc thì cuộc sống mới không vất vả”.

Cũng như gia đình ông Trương, để lo cho các con bước vào cổng trường đại học, ngoài lao động cật lực, ông Mười Phùng phải vay mượn khắp nơi. Vay ngân hàng chính sách có, tiền nóng cũng có. Khó khăn là vậy, nhưng vợ chồng ông Mười Phùng luôn động viên nhau “tất cả vì con”. Niềm mong mỏi lớn nhất của ông là các con có công ăn việc làm ổn định, nuôi sống được bản thân và gia đình.

Trăn trở một chữ "nghề"

Dường như cha mẹ nào cũng đều có chung suy nghĩ “muốn con mình cầm tấm bằng đại học như người ta”, ông Trương, ông Mười Phùng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ước mong là thế, nhưng thực tế không như mong muốn. Câu chuyện “cầm tấm bằng đại học mà không xin được việc làm” tưởng cũ mà vẫn “nóng hổi” hơn bao giờ hết.

Lão nông Mười Phùng từng làm cán bộ, vì thế, ông hy vọng con mình cũng nối bước theo, được phục vụ cho Nhà nước, cho dân. Quan niệm của ông Mười Phùng trước sau như một: “Làm cán bộ tuy lương ít ỏi, cuộc sống không giàu có như người khác nhưng được cái lâu dài, bền chắc và cái hậu về sau. Còn như làm việc cho tư nhân, lương cao thiệt, tháng chục triệu là bình thường, nhưng thấp thỏm. Công ty tư nhân làm ăn được thì mình còn việc mà thua lỗ thì mất việc như chơi”.

Suy nghĩ thế nên đứa con nào ra trường, ông cũng ngóng tin, tìm việc cho con. Thế nhưng, trải qua những lần vất vả xin việc cho 2 đứa con lớn, ông Mười Phùng lắc đầu ngao ngán. Ông Mười Phùng buồn bã: “Ði đến đâu, người ta cũng nói thừa người rồi. Ðứa lớn vào được cơ quan Nhà nước cũng nhờ may mắn. Ðứa út chuẩn bị ra trường không biết có xin được việc không nữa. Lo cho con ăn học, vợ chồng tôi ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, vay nợ khắp nơi, vậy mà, tới khi học xong tìm việc quá khó. Thấy mà ngán ngẩm. Nếu lúc trước biết học đại học cũng khó mà có việc làm tốt, tôi thà cho các con học nghề còn hơn”.

Thực trạng học đại học mà không tìm được việc làm cũng làm cho ông Trương thêm nỗi lo. Các con chưa ra trường nhưng ông Trương thấy rầu lần. Bởi vì, thông tin đại chúng cứ đưa tin hằng ngày “cả nước có hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ bị thất nghiệp”, không biết con mình rồi sẽ ra sao.

Ông Trương tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng muốn con có cái nghề sống đàng hoàng, vợ chồng tôi cố bươn chải. Tôi không lo việc học của con sẽ gãy gánh giữa chừng vì nghèo, bởi còn có người thân giúp đỡ. Nhưng tôi sợ là học xong, ra trường lại ở không, quay về làm vuông hoặc làm mướn thì 4 năm trời cực khổ nuôi con còn ý nghĩa gì”.

Vùng quê nghèo khó muốn “thay da đổi thịt”. Và mai đây, con lộ bê-tông dài 2.000 m sẽ được đầu tư xây dựng, đời sống người dân thêm cơ hội vươn lên. Nhưng không biết khát vọng đổi đời từ cánh cổng đại học của những con người nơi đây rồi sẽ ra sao?

Ngọc Minh

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.