ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 22:06:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi phụ nữ cùng “Khéo”

Báo Cà Mau “Khéo” trong cách nói, “khéo” trong việc làm, thời gian qua, 100% cơ sở hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh xây dựng thành công mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực.

Các mô hình đã phát huy hiệu quả không chỉ trong các cấp hội mà trong các tầng lớp Nhân dân. Ðiều đáng nói, tham gia mô hình “Dân vận khéo” còn là cách để phụ nữ Cà Mau góp phần thực hiện tốt các phong trào chung của hội, phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Cán bộ phải tiên phong

17 năm gắn bó với công tác hội phụ nữ (nguyên là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Thuận Hoà, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) hơn ai hết, cô Nguyễn Thị Mẫn hiểu sâu sắc những khó khăn trong hành trình xoá ấp trắng hội viên.

Cô Mẫn chia sẻ: "Làm công tác phụ nữ ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn trước mắt là làm sao để chị em trong ấp vào hội, rồi đến việc vận động chị em tham gia sinh hoạt hội, vận động tạo quỹ hội để giúp đỡ chị em khó khăn...". Vậy mà cô Mẫn đã làm được tất cả những điều đó với một cách đơn giản nhất thông qua phương pháp “dân vận” riêng của mình.

ở hữu một “kho” kiến thức dân vận, 17 năm qua cô luôn gần gũi, sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, giúp đỡ chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, khi thì giúp đỡ các chị em thiếu vốn làm ăn, khi thì vận động thực hiện mái ấm tình thương, tặng học bổng…

Cô Mẫn chia sẻ: “Lúc đầu chị em chưa hiểu, có nhiều chị vận động rất khó vì họ bảo vào hội mình được cái gì... mình không thể bắt buộc chị em. Vì thế, thông qua những lúc gặp nhau như khi đi đám, hay những lúc rảnh rỗi, đến thăm từng nhà rồi từ từ động viên để chị em hiểu và tự nguyện đăng ký vào hội”. Phương pháp “dân vận” tuy đơn giản nhưng đã mang lại những kết quả bất ngờ. Từ ấp trắng hội viên đến nay, Thuận Hoà là 1 trong 3 ấp (toàn xã có 12 ấp) đầu tiên của Tân Thuận xoá hộ trắng hội viên vào năm 2014. 

Hơn 4 năm tham gia phong trào hội, chị Hồ Thị Tầm (ấp Thuận Hoà, xã Tân Thuận) tâm sự: "Trước đây, mình không quan tâm chuyện vô hội đâu. Nhưng từ khi được chị em đến tuyên truyền, vận động, vào hội được gặp gỡ, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, được tuyên truyền về “5 không, 3 sạch”, bản thân thấy rất có ý nghĩa. Vậy là mình tự nguyện thực hiện và cuộc sống gia đình từ đó vui hơn rất nhiều". 

Ðể có được những kết quả như hôm nay, không chỉ cô Mẫn mà các thành viên Chi hội Phụ nữ ấp Thuận Hoà đã biết cách thực hiện công tác “Dân vận khéo”. Các cô, các chị đã lấy chính bản thân, công việc, tình cảm của mình để vận động chị em tham gia các phong trào ở địa phương, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Việc thì nhiều, lại khó, đôi lúc còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của bản thân, trong khi phụ cấp chức vụ còn hạn chế, thế mà các cô, các chị vẫn nhiệt huyết với công việc của mình. Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Thuận Hoà Hà Hồng Sang cười vui: "Mưa dầm thấm sâu, bản thân người cán bộ hội phải tiên phong gương mẫu, có như thế khi tuyên truyền, vận động chị em mới tin, mới nghe và mới làm theo".

Phó Ban Dân vận Huyện uỷ Ðầm Dơi Chung Quốc Ðoàn tấm tắc: “Dân vận khéo” bắt đầu từ thực tế của chính cán bộ hội nên từ đó tạo thành hiệu ứng tích cực, có sức lan toả sâu rộng trong tất cả hội viên phụ nữ. Mô hình này đã và đang được các địa phương tiếp tục nhân rộng.

Sẻ chia từ tấm lòng

Năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩ (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) và bà con trong xóm có thể vui Xuân đón Tết trên con lộ bê-tông mới được xây dựng từ vốn Nhà nước và Nhân dân. Không đủ tiền đối ứng làm lộ, gia đình chị được mượn 1 triệu đồng từ mô hình “Nuôi heo đất” của tổ, cộng với số tiền tích luỹ chị đã đủ tiền đối ứng. Và con lộ bê-tông ngang nhà được triển khai đúng tiến độ. “Bà con trong xóm ai cũng phấn khởi vì Tết năm nay đã có lộ bê-tông đi lại sạch sẽ, dễ dàng. Rồi mỗi khi mưa gió, các cháu đến trường cũng không còn cảnh lấm lem bùn đất”, chị Nghĩ cười vui chia sẻ.

Từ mô hình “Nuôi heo đất”, chị Nguyễn Thị Nghĩ, Trần Cẩm Hài (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) có vốn đối ứng làm lộ giao thông nông thôn.

Cùng chung tâm trạng phấn khởi, chị Trần Cẩm Hài cho hay, chị em trong tổ cho mượn 500.000 đồng nên gia đình mới đủ tiền đối ứng làm lộ. Có lộ rồi chị em lại động viên nhau trồng hoa, trồng hàng rào cây xanh ven tuyến đường. Ðiện, đường khang trang, nhà cửa sạch đẹp, năm nay bà con trong xóm sẽ đón cái Tết trọn vẹn hơn.

6 năm qua, ngoài mô hình “Nuôi heo đất”, chị em hội viên ấp Kinh Cũ còn duy trì mô hình hùn vốn mua bảo hiểm y tế, xây nhà tiêu hợp vệ sinh, hùn tiền chuộc đất, hùn vốn phát triển kinh tế… Mỗi mô hình khi triển khai nhận được sự ủng hộ rất lớn của hội viên. Theo Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Kinh Cũ Ðặng Thị Phượng: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng chị” để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Mỗi mô hình ra đời trên cơ sở đáp ứng được nguyện vọng nên chị em nhiệt tình ủng hộ.

Với mẹ con chị Trần Thị Ánh, Tết năm nay sẽ vui hơn rất nhiều vì gia đình sắp hoàn thành căn nhà ấm áp tình thương của Ðảng, Nhà nước và bà con chòm xóm trao tặng. Mang trong mình di chứng của chất độc da cam nên đứa con khi sinh ra bệnh tật triền miên. Nhà nghèo, không đất sản xuất, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo “bền vững” của địa phương. “Khi xây dựng xong căn nhà tình thương, chi hội sẽ đứng ra giúp chị Ánh xây dựng chuồng heo, hỗ trợ con giống để mẹ con chị có thể thoát nghèo bền vững”, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Cũ Ðặng Thị Phượng bộc bạch.   

5 năm qua, các mô hình hùn vốn tăng dần, hùn tiền xây nhà tiêu hợp vệ sinh, học bổng cho học sinh nghèo, tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế, hùn vốn mua bảo hiểm y tế… được 7 tổ phụ nữ với 196 hội viên phụ nữ ấp Kinh Cũ duy trì thường xuyên. Ðến nay, số tiền các chị giúp nhau trên 700 triệu đồng, đã giúp được 17 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bền vững./.

Các cơ sở Hội LHPN tiếp tục duy trì và phát huy các mô hình huy động vốn nội lực: Thành lập mới 112 tổ tiết kiệm, đã huy động được trên 21,7 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 7.000 chị mượn. Năm 2016, các cấp Hội Phụ nữ Cà Mau đã tiết kiệm trên 31,47 tỷ đồng, 25,8 tấn gạo, 1.243 chỉ vàng, giúp đỡ được 4.259 chị em có hoàn cảnh khó khăn, có 276 chị chuộc đất, trả tiền ngân hàng... Qua đó, giúp các chị từng bước ổn định, vươn lên trong cuộc sống.

Bài và ảnh: Phương Lài

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.