ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 13:17:07

Khó khăn trong xử lý lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Báo Cà Mau “Ðảm bảo trật tự hành lang an toàn đường bộ (HLATÐB) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, cơ sở quy định pháp lý, xử lý vấn đề này không đơn giản, bởi điều kiện thực tế ở địa phương", Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thới Bình Kiều Ðức Minh tâm tình.

“Ðảm bảo trật tự hành lang an toàn đường bộ (HLATÐB) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, cơ sở quy định pháp lý, xử lý vấn đề này không đơn giản, bởi điều kiện thực tế ở địa phương", Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thới Bình Kiều Ðức Minh tâm tình.

Trên địa bàn huyện Thới Bình có tuyến Quốc lộ 63 đi qua 3 xã với chiều dài 28 km; tuyến đường hành lang ven biển phía Nam (HLVBPN) dài khoảng 41 km qua 6 xã, tuyến Thới Bình - U Minh (đấu nối đường HLVBPN) dài khoảng 11 km; tuyến Láng Trâm nối thị trấn Thới Bình với tuyến Quốc lộ 63 dài 14 km. Ngoài ra, còn có tuyến đường Huyện Sử (Trí Phải - thị trấn Thới Bình) dài trên 9 km. Thực tế, tình trạng lấn chiếm và tái chiếm HLATÐB trên tuyến Quốc lộ 63, tuyến Láng Trâm, tuyến Huyện Sử… kéo dài từ nhiều năm nay, còn trên tuyến HLVBPN mới đưa vào sử dụng cuối năm 2015, nhưng cũng đã có nhiều hộ cất nhà lấn chiếm HLATÐB.

Phức tạp giao thông trên tuyến Quốc lộ 63.

Ông Kiều Ðức Minh cho biết, thực hiện theo Kế hoạch số 51/KH-UBND tỉnh về “Thực hiện Quyết định số 994/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự HLATÐB, đường sắt giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, những tháng đầu năm, các tổ công tác liên ngành của huyện tăng cường ra quân giải toả hành lang, vỉa hè trên các tuyến đường trọng yếu. Qua đó, nhắc nhở trên 350 hộ kinh doanh, mua bán lấn chiếm trái phép, tịch thu nhiều biển quảng cáo, dù… đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương buộc các hộ dân cam kết không tái chiếm.

“Tuy nhiên, huyện chỉ xử lý quyết liệt trong phạm vi có thể, trong khi trên nhiều tuyến đường do Trung ương, tỉnh quản lý, HLATÐB gần như bị người dân lấn chiếm hoàn toàn, song huyện khó xử lý theo quy định mà chủ yếu là vận động, thuyết phục người dân tự giác chấp hành. Ðó cũng là nguyên nhân của sự tồn tại nạn tái chiếm HLATÐB trên địa bàn huyện hàng chục năm nay”, ông Minh phân trần.

Theo lý giải của ông Minh, quyết liệt xử lý trong phạm vi có thể là như trên tuyến HLVBPN và tuyến Thới Bình - U Minh, các hộ dân đã nhận xong tiền bồi hoàn và cột mốc quy định giới hạn HLATÐB cũng đã được cắm, nên tình trạng lấn chiếm của 24 hộ dân đã được huyện xử lý xong, buộc các hộ dân cam kết không tái chiếm và giao cho chính quyền địa phương quản lý, xử lý ngay khi có tình trạng tái chiếm.

Còn “khó xử lý theo quy định” là như trên tuyến Quốc lộ 63, tuyến Láng Trâm, tuyến Huyện Sử… tuy đã có quy hoạch lộ giới, nhưng triển khai thực hiện kéo dài, các hộ dân trên tuyến này phần đông là chưa được đền bù giải toả, nên trên thực tế thì đất vẫn thuộc quyền sử dụng của dân. Thế nên, có hộ thì “cuộc sống khó khăn cho xin cất chòi tạm để buôn bán, khi nào mở rộng đường sá thì tự động tháo dỡ”. Nhưng cũng có không ít hộ dân phản ứng “đất tôi được công nhận quyền sử dụng, nếu buộc di dời thì Nhà nước phải bồi hoàn thoả đáng”…

Khó khăn của huyện Thới Bình cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thời gian qua không ít địa phương còn buông lỏng công tác quản lý HLATÐB, chưa có biện pháp xử lý ngay khi người dân mới bắt đầu san lấp, cắm cọc để cất chòi, nhà lấn chiếm… cho nên dẫn đến hệ luỵ khi mà “chuyện đã rồi" (trong đó, có cả những hộ thuê mướn đất cất trái phép và những hộ đã nhận xong tiền bồi hoàn).

Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và lập lại trật tự HLATÐB, UBND các huyện, TP Cà Mau cần nghiêm túc thực hiện Kế hoạch số 51/KH-UBND của UBND tỉnh Cà Mau, trong đó cần tập trung tuyên truyền các quy định pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ HLATÐB, lập kế hoạch giải toả HLATÐB. Tổ chức thực hiện cưỡng chế giải toả các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ… Ðồng thời, có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đúng theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lấn chiếm, tái chiếm đất HLATÐB./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.

Sẵn sàng giải phóng xe ùn ứ kiểm định

Theo nhận định của ngành chuyên môn, từ đây đến cuối năm là thời điểm các phương tiện được tự động giãn chu kỳ kiểm định sẽ hết thời hạn và bắt đầu quay lại kiểm định. Vì vậy, khả năng ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thế nên, việc chuẩn bị các phương án giải phóng đang được ngành chuyên môn triển khai thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ nhà trường - gia đình - xã hội bảo đảm ATGT đối với học sinh

Chiều 2/11, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về bảo đảm an toàn giao thông đối với học sinh.