ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 21:01:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khoa học và công nghệ - động lực then chốt phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

Báo Cà Mau

Vốn được xem là “vùng trũng” về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ (KH-CN) trong cả nước, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã quyết tâm vươn lên bằng việc đưa KH-CN trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới cũng là lúc mở ra tầm nhìn chiến lược của các tỉnh, thành phố trong việc nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức từ toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phát triển đột phá KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Bài 1: Thoát khỏi “vùng trũng”

Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ ứng dụng KH-CN vào sản xuất hạn chế… là những đánh giá về khu vực trù phú nhưng chưa phát triển xứng tầm này vào hơn một thập kỷ trước. Nay thì đã khác, với việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH-CN trên địa bàn, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH-CN một cách hiệu quả, các địa phương ở ĐBSCL đã thật sự bước ra khỏi “vùng trũng”, mở ra nhiều cơ hội tươi sáng hơn.

Hai đoàn khách đến từ Lào và Campuchia tham quan mô hình “Ứng dụng KH-CN xử lý chất thải, nước thải trong nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, góp phần bảo vệ môi trường tại Bạc Liêu” tại Công ty TNHH MTV Long Mạnh (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu), đầu tháng 3/2025. Ảnh: N.Q

Hướng tới là trung tâm KH-CN của vùng

Là trung tâm chính trị, KT-XH của khu vực, TP. Cần Thơ cũng đang dần hiện thực hóa mục tiêu đưa địa phương trở thành trung tâm KH-CN của vùng ĐBSCL. Thủ phủ miền Tây xác định: “Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế; trong đó, đặc biệt coi trọng nguồn lực về KH-CN, coi đây là khâu đột phá và là động lực của thành phố trong tiến trình phát triển”. Đến nay, tiềm lực KH-CN của Cần Thơ tiếp tục từng bước được nâng lên, cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Đội ngũ trí thức, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực ngày càng tăng, đóng góp tích cực trong nghiên cứu, tư vấn phản biện, phục vụ phát triển KT-XH của thành phố và vùng đất châu thổ này.

TS. Ngô Anh Tín - Giám đốc Sở KH-CN TP. Cần Thơ thông tin: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH-CN có sự chuyển dịch cơ cấu từ lĩnh vực nông nghiệp, môi trường sang công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, y tế kỹ thuật cao, công nghệ cơ khí chế tạo máy, công nghệ tự động hóa… đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất; phát triển đồng bộ các lĩnh vực. Giai đoạn 2004 - 2023, toàn thành phố có 18.106 nhiệm vụ KH-CN các cấp được triển khai thực hiện. Kết quả các nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trọng điểm phục vụ cho sản xuất, phát triển xã hội, đóng góp tích cực trong hoạch định các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển thành phố.

Với chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm của đổi mới sáng tạo và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp do Sở KH-CN TP. Cần Thơ thực hiện nhiều năm qua đã mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa thiết thực với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đến năm 2022, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp địa phương đạt 13,3%. Tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao, công nghệ trung bình so với tổng giá trị sản phẩm là 32,5%. Điều này cho thấy những nỗ lực và hiệu quả đáng kể của thủ phủ miền Tây trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp.

Đại biểu và khách tham quan tìm hiểu về người máy tại gian triển lãm của Sở KH-CN TP. Cần Thơ. Ảnh: Lệ Thu

Đầu tư bài bản và có trọng điểm

An Giang - với hơn 80% diện tích là đất nông nghiệp, đã có những bước tiến đáng kể trong việc đầu tư và ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Sự tập trung này đã mang lại những kết quả tích cực, thể hiện qua việc nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, thủy sản và rau màu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương mà còn khẳng định vị thế của An Giang trong khu vực ĐBSCL.

Chủ động thích ứng với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, An Giang còn tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc hiện đại hóa nền hành chính và các lĩnh vực KT-XH, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được An Giang đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc thực hiện 441 đề tài, dự án trong giai đoạn 2013 - 2023. Trong đó, có 9 đề tài, dự án cấp quốc gia và 112 đề tài, dự án cấp tỉnh, cho thấy sự đầu tư bài bản và có trọng điểm vào các lĩnh vực then chốt. Đặc biệt, An Giang là một trong những địa phương tiên phong trong cả nước triển khai hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa qua hệ thống người máy, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) được tỉnh Bạc Liêu xác định là một trong 5 trụ cột phát triển KT-XH. Trên diện tích 185.293ha trồng lúa, Bạc Liêu đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật như: Sử dụng thiết bị bay không người lái để sạ giống, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, với tỷ lệ ứng dụng lên đến 90% diện tích. Toàn bộ diện tích lúa cũng được thu hoạch bằng 291 máy gặt đập liên hợp, giúp giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch và nâng cao năng suất. Nông dân Bạc Liêu ứng dụng rộng rãi các quy trình, tiến bộ kỹ thuật như xuống giống né rầy, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tưới nước tiết kiệm, bón phân thông minh, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, Bạc Liêu cũng là tỉnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm, với các mô hình nuôi siêu thâm canh, thâm canh ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Công nghệ sinh học như: Bio-floc, chế phẩm sinh học, giúp cải thiện chất lượng nước và tăng cường sức khỏe cho tôm... được ứng dụng rộng rãi. Các thiết bị cảm biến trong hệ thống nuôi, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống cho ăn và quan trắc môi trường tự động giúp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Tỉnh đã và đang xây dựng “Khu NNƯDCNC phát triển tôm Bạc Liêu” nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc ứng dụng công nghệ cao vào ngành tôm.

NNƯDCNC đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp, tiêu biểu như diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tuy chỉ chiếm 5% diện tích nuôi trồng, nhưng sản lượng chiếm 29% tổng sản lượng nuôi trồng, nếu chỉ tính riêng sản lượng tôm nuôi thì chiếm tới 37%.

Nguyễn Quốc

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.