ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 21:02:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khoa học và công nghệ - động lực then chốt phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

Báo Cà Mau

>>> Bài 1: Thoát khỏi “vùng trũng”

Bài 2: Hạt nhân nâng tầm khoa học và công nghệ khu vực

Các viện nghiên cứu, trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như những hạt nhân trong việc cung cấp nền tảng khoa học vững chắc cho khoa học và công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của vùng. Với sự khẳng định về chất lượng, đa ngành, đa dạng hóa các loại hình, lĩnh vực đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, các tổ chức KH-CN này giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đưa miền Tây từ “vùng trũng” thành vùng trọng điểm phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo của quốc gia.

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường đại học Cần Thơ. Ảnh: CTU

Thúc đẩy ngành Nông nghiệp, Thủy sản phát triển

Viện Lúa ĐBSCL vừa giới thiệu 22 giống lúa vụ đông xuân 2024 - 2025, trong đó có 11 giống lúa đã được công nhận lưu hành, như: OM8, OM46, OM9528… Những năm qua, Viện đã nghiên cứu thành công hơn 180 giống lúa phục vụ sản xuất trong nước. Hiện tại, các giống lúa OM (viết tắt địa danh Ô Môn, TP. Cần Thơ - nơi Viện đặt trụ sở) do cơ sở lai tạo chiếm khoảng 70% diện tích gieo trồng ở miền Tây. Không chỉ đáp ứng nhu cầu lúa giống cho Việt Nam, giống lúa OM còn được nông dân Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La-tinh, châu Phi tin tưởng gieo trồng.

Với việc nghiên cứu và lai tạo thành công nhiều giống lúa mới, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc thù của vùng đất Chín Rồng, Viện Lúa ĐBSCL đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển KH-CN trong lĩnh vực lúa gạo ở vùng ĐBSCL, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Không chỉ có thế mạnh nghiên cứu, chọn tạo lúa giống, Viện còn nghiên cứu về hệ thống canh tác lúa, tăng cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực lúa gạo. Cùng với đó là tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nông dân; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, xây dựng các mô hình trình diễn giúp nông dân tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến. Viện cũng đang từng bước triển khai thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, tác quyền sở hữu trí tuệ, góp phần tăng nguồn thu cho đơn vị và thúc đẩy ứng dụng KH-CN vào sản xuất.

ĐBSCL là vùng sản xuất trái cây quan trọng của Việt Nam với diện tích trồng cây ăn trái khoảng 370.000ha, chiếm 2/3 sản lượng trái cây của cả nước. Đóng góp cho thành tựu chung đó có sự góp sức to lớn của ngành KH-CN, nổi bật là Viện Cây ăn quả miền Nam - đặt tại nơi có diện tích cây ăn trái lớn nhất vùng là tỉnh Tiền Giang.

TS. Võ Hữu Thoại - Giám đốc Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, những năm qua, Viện đã tiến hành phục tráng giống và bình tuyển các cây đầu dòng đặc sản, bản địa, giúp nâng cao chất lượng trái, chống thoái hóa vườn cây, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị các giống cây đặc sản của vùng. Việc ứng dụng các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ tưới tiêu hiện đại và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cũng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn trái.

Trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu

Khắc phục những yếu kém về giáo dục - đào tạo, bước vào thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI, ĐBSCL đã sở hữu mạng lưới giáo dục đại học đa dạng với khoảng 17 trường đại học, cao đẳng, trong đó nổi bật là các trường như: đại học Cần Thơ (ĐHCT), Trường đại học An Giang (thành viên đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và Trường đại học Trà Vinh. Các trường đại học này đóng vai trò then chốt trong sự phát triển KH-CN của vùng, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực KH-CN cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Không chỉ sở hữu và đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu, kỹ sư có trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực KH-CN của vùng, các trường còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác và liên kết với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Là trung tâm đào tạo và nghiên cứu KH-CN hàng đầu ở ĐBSCL, Trường ĐHCT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển KH-CN của khu vực thông qua nhiều hoạt động đa dạng. Cơ sở giáo dục này cung cấp các chương trình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển KH-CN của cả vùng. Theo số liệu thống kê quý 2/2024 của Trường ĐHCT, nhà trường đang đào tạo 35.366 sinh viên, 2.114 học viên cao học và 261 nghiên cứu sinh. Song song với đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn là hoạt động được Trường ĐHCT chú trọng với 400 - 500 đề tài nghiên cứu khoa học, dự án chuyển giao công nghệ các cấp hằng năm. Thực hiện nhiều dự án nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng cao, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm của vùng như: nông nghiệp, thủy sản, môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH), Trường cũng tích cực chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học cho các doanh nghiệp và địa phương, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách của vùng.

Vai trò then chốt của Trường ĐHCT trong sự phát triển bền vững của ĐBSCL còn được khẳng định khi được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng và triển khai Đề án “Phát triển bền vững ĐBSCL - Tầm nhìn 2045” (SDMD 2045). Đề án này là một nỗ lực hợp tác sâu rộng với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm mục tiêu tổ chức các diễn đàn định kỳ 2 năm/lần, tạo không gian trao đổi và hợp tác giữa các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý; triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu và phát triển, tập trung vào các vấn đề cấp bách của vùng, đó là: thích ứng với BĐKH, ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững; xây dựng trung tâm thông tin và tư vấn KH-CN, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong vùng…

Đề án SDMD 2045 thể hiện sự cam kết của Trường ĐHCT trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của ĐBSCL - một khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức do BĐKH và cần sự đổi mới và phát triển toàn diện. Không dừng lại ở đó, hiện tại nhà trường đang xây dựng Đề án “Nâng cấp Trường ĐHCT thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học của TP. Cần Thơ và ĐBSCL”.

Nguyễn Quốc

Theo kết quả khảo sát “Hiện trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở Cần Thơ và ĐBSCL” của Trường ĐHCT công bố tháng 1/2025, có đến 56,9% người tham gia khảo sát nhận định vai trò của các viện, trường trong nghiên cứu và ứng dụng KH-CN ở ĐBSCL là “rất quan trọng, rất thiết thực, rất hiệu quả” và 22% là “khá quan trọng, khá thiết thực, khá hiệu quả”.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.