ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 7-11-24 00:47:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi nghiệp cùng phụ nữ nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện Đề án 939 của Chính phủ về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; Hưởng ứng phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo theo gương Bác gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc, nhiều năm qua, trên địa bàn huyện Cái Nước xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, khởi nghiệp gắn liền với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế gia đình là một trong những giải pháp giúp phụ nữ tạo việc làm bền vững, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mô hình làm chả cá phi của chị Nguyễn Thị Dung, ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2018. Nhờ cần cù, ham học hỏi, nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của Hội LHPN xã, mô hình làm chả cá phi của chị Dung không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Chị Dung chia sẻ, sau khi tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế gia đình, chị thấy mô hình làm chả cá phi rất phù hợp, vì hiện nay nguồn cá phi rất dồi dào nên không lo thiếu nguyên liệu. Ngoài ra, thông qua tổ chức Hội LHPN, chị được vay vốn tiết kiệm tín dụng của tổ phụ nữ, chị đầu tư mua máy móc và thiết bị làm chả.

“Trung bình mỗi ngày cơ sở của tôi cung cấp cho thị trường từ 50-70 kg chả cá, với giá 65 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, cơ sở của tôi cũng giải quyết việc làm cho 6 lao động tại địa phương, với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/ tháng”, chị Dung cho biết

Ngoài thịt làm chả cá, phần còn lại chị tận dụng để nuôi cua, cá và gà, vịt. Quy trình khép kín này vừa góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Trong quá trình khởi nghiệp, khó khăn lớn nhất đa phần các chị em gặp phải chính là nguồn vốn. Nắm rõ được khó khăn của chị em, Hội LHPN các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em thành lập tổ hùn vốn, các mô hình tín dụng tiết kiệm, nuôi heo đất... từ đó tạo cho chị em có nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các cơ sở hội phụ nữ trong huyện đã tổ chức hùn vốn tiết kiệm với số tiền trên 450 triệu đồng, luân phiên cho trên 300 lượt chị em vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.

Tham gia lớp đào tạo nghề tại nông thôn, nhiều chị em có việc làm ổn định.

Phó chủ tịch Hội LHPN xã Phú Hưng Tô Hồng Giang cho biết: “Nhằm giúp chị em có nguồn vốn để đầu tư sản xuất, Hội LHPN xã vận động các chị thành lập tổ tiết kiệm, tổ nuôi heo đất để huy động nguồn vốn hỗ trợ nhau khi khó khăn. Hàng tháng, chị em tiến hành họp xem chị nào khó khăn sẽ hỗ trợ cho chị đó trước. Với cách làm này, nhiều chị thoát nghèo bền vững”.

Song song đó, Hội LHPN huyện còn phối hợp với ngành chuyên môn mở nhiều lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn, như may dân dụng, đan giỏ nhựa, đan ghế bằng dây đai, làm thảm... Từ đó, giúp nhiều chị tìm được việc làm ổn định, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống, đa phần các sản phẩm chị em làm ra đều tiêu thụ hết.

Chị Ngô Thị Nga, ấp Tân Phong, xã Tân Hưng, cho biết, ngoài thời gian chăm sóc gia đình, con cái, chị mong muốn tìm được công việc để kiếm thêm thu nhập. Thấy địa phương có mở lớp dạy nghề đan dây nhựa, chị đăng ký học. Sau khi thành thạo nghề, chị bắt đầu nhận nguyên liệu về đan gia công và bán cho bà con tại địa phương.

“Trung bình mỗi ngày tôi có thêm từ 100-150 ngàn đồng, đây là nguồn thu nhập không nhỏ đối với phụ nữ nông thôn. Từ nguồn thu nhập này giúp tôi trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình, cuộc sống thay đổi hơn trước rất nhiều”, chị Nga phấn khởi chia sẻ.

“Thực hiện đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, ngoài Hội LHPN rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan. Trong đó, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, dạy nghề, truyền nghề cho lao động nữ. Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên tiếp cận nguồn vốn và những mô hình làm ăn hay, cách làm sáng tạo. Hơn hết chính là sự nỗ lực quyết tâm, chịu khó học hỏi trong lao động sản xuất thì phong trào khởi nghiệp của phụ nữ nông thôn mới thật sự hiệu quả”, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Cái Nước Trần Thị Min cho biết./.

Hồ Kim

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.