ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 09:10:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc đời sống phụ nữ dân tộc

Báo Cà Mau (CMO) Khánh Hưng là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, thời gian qua, Hội LHPN xã không ngừng chăm lo cải thiện đời sống phụ nữ đồng bào dân tộc. Thành quả là sau nhiều năm, đời sống vật chất, tinh thần của chị em hội viên được nâng lên rõ rệt.

Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời) Trương Thanh Bình cho biết, toàn xã có 345 hội viên phụ nữ dân tộc Khmer. Trước đây đời sống hội viên gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào cây lúa khi mất mùa, ép giá…, nhưng về sau các chị đã thay đổi cách thức sản xuất bằng việc đa dạng cây trồng, vật nuôi, trồng lúa kết hợp nuôi cá đồng, trồng rau màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Hơn nữa, phụ nữ dân tộc được hưởng nhiều chính sách từ những nguồn vốn tạo điều kiện để xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, đất canh tác… Ngoài ra, mỗi chi hội thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ nhau khi những tổ hùn vốn được thành lập giúp nhau làm ăn vươn lên thoát nghèo.  

Mạnh dạn chuyển đổi 1 ha đất trồng lúa sang trồng ớt và các loại cây ăn trái giúp chị Nguyễn Thị Sen tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ấp Kinh Hãng B là ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất, với 110 hội viên, nhưng chỉ còn 2 hội viên thuộc diện hộ nghèo. Để giúp hội viên giảm nghèo, ổn định cuộc sống, chi hội đã thực hiện mô hình 10 trong 1, theo đó 10 hộ khá, giàu sẽ hùn vốn xoay vòng giúp đỡ 1 hộ nghèo. Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Hãng B Kim Hồng Chi chia sẻ: “Tổ hùn vốn có 30 thành viên, mỗi tháng chị em sẽ bỏ vào quỹ 1 triệu đồng. Như vậy, mỗi tháng với số tiền 30 triệu đồng gửi đến hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhất, số tiền đó chị em sử dụng để chăn nuôi, trồng rau màu, cây ăn trái... tăng thu nhập. Cũng từ nguồn vốn của tổ hùn vốn này, nhiều năm nay giúp nhiều chị em thoát nghèo”.

Điển hình là chị Nguyễn Mỹ Anh, ấp Kinh Hãng B, trước đây thuộc diện hộ nghèo vì không có đất sản xuất lại thiếu nguồn vốn làm ăn nên cái nghèo đeo bám. Năm 2018, chị được hỗ trợ 30 triệu đồng từ tổ hùn vốn, chị chăn nuôi, mua máy móc, nguyên liệu về làm bánh bông lan, bánh bò… Ban đầu làm với số lượng ít, về sau khách đặt nhiều, chị mở sạp bán với số lượng lớn.

Chị Mỹ Anh tâm sự: “Nhờ có nguồn vốn của hội giúp đỡ, tôi mới có điều kiện mua máy móc, nguyên liệu làm bánh. Ngoài ra, tôi còn trích một ít mua lại chiếc xe máy cũ để chồng tôi chạy xe ôm. Trừ hết chi phí, mỗi ngày vợ chồng tôi lời được gần 300.000 đồng. Không dư dả nhiều nhưng không còn nghèo như trước, năm ngoái tôi đã nộp đơn xin thoát nghèo. Thời gian tới cố gắng làm ăn để thoát nghèo bền vững”.

Nhiều hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chị Nguyễn Hồng Sen, ấp Kinh Hãng B, chuyển đổi 1 ha đất trồng lúa sang trồng ớt và ổi, xoài… Chị Sen cho biết, những năm gần đây cây lúa không còn hiệu quả khi cánh đồng nằm ở khu vực cao bị khô hạn nặng, không cung cấp đủ nước nên năng suất thấp. “Tôi tìm hiểu sách báo và tham quan những mô hình trồng ớt hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm từ lâu, nhưng đến năm 2019 mới mạnh dạn trồng. Để thực hiện mô hình, tôi đầu tư 80 triệu đồng lên liếp, mua giống, cải tạo đất, phân thuốc các loại”, chị Sen kể.

Theo chị Sen, cây ớt dễ trồng, ít sâu bệnh nhưng phải phun thuốc ngừa kiến và các loại côn trùng trước khi gieo hạt để giúp ớt nẩy mầm tốt. Cây ớt chịu úng kém nên hạn chế tưới nước và phải cung cấp đủ lượng phân bón để cây nhanh phát triển. Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc sẽ thu hoạch trong 3 tháng, kể từ khi xuống giống. Ớt có thị trường tiêu thụ và giá bán ổn định nên rất an tâm về đầu ra. “Nếu như trước đây, 1 năm thu hoạch từ lúa khoảng 20 triệu đồng thì bây giờ thu hoạch ớt và cây ăn trái cho lợi nhuận nhiều hơn gấp đôi, gấp ba, vì giá ớt thương phẩm khoảng 15-22 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều so với lúa, nên từ khi mạnh dạn thực hiện mô hình này cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn hẳn”, chị Sen phấn khởi.

Chị Trương Thanh Bình cho biết, nhìn chung đời sống phụ nữ dân tộc Khmer xã Khánh Hưng đã khởi sắc đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, thời gian tới hội sẽ tiếp tục vận động mọi nguồn lực giúp đỡ hội viên phụ nữ dân tộc gặp khó khăn, hướng đến mục tiêu xoá trắng hội viên phụ nữ dân tộc nghèo. Ngoài ra, còn vận động hội viên xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, thực hiện các cuộc vận động  “5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới./.

 Phương Thảo

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.