ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:08:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi thông gói tín dụng 15 ngàn tỷ đồng

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh có lợi thế về lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Do vậy, để triển khai Chương trình tín dụng 15 ngàn tỷ đồng cho 2 lĩnh vực trên đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất kinh doanh và người dân hoạt động trong lĩnh vực trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai đến các chi nhánh ngân hàng thương mại tham gia thực hiện chương trình.

Bà Ðỗ Hồng Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nuôi trồng thuỷ sản Hồng Hoa (xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi), cho biết, thời gian qua, HTX gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay xở dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó việc tiếp cận vốn vay từ phía các ngân hàng không dễ dàng. Phía HTX mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi, tiếp cận nguồn vốn để phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hộ nuôi tôm công nghiệp cũng đang rất cần được tiếp cận nguồn vốn. Ông Bùi Chí Thượng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, chia sẻ: "Gia đình tôi nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh từ nhiều năm nay. Thời gian qua, giá tôm nguyên liệu sụt giảm khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Rất mong các ngân hàng có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện cho hộ nuôi tôm nhỏ lẻ như tôi tiếp cận được nguồn vốn vay, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay".

Ông Bùi Chí Thượng, hộ nuôi tôm công nghiệp ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước chia sẽ khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Thời gian qua, Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân, DN khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh như hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của DN, HTX, hộ kinh doanh, trong đó có lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; chương trình tín dụng 25 ngàn tỷ đồng ưu đãi lãi suất tài trợ khách hàng xuất, nhập khẩu..., giúp khách hàng đảm bảo tài chính, duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ phục hồi.

Ông Nguyễn Phú Hải, Giám đốc Agribank chi nhánh Cà Mau, cho biết, đối với Chương trình tín dụng lâm sản, thuỷ sản, Agribank dành tối đa 3 ngàn tỷ đồng để thực hiện chương trình này. Trong đó, cho vay lĩnh vực lâm sản tối đa 500 tỷ đồng, cho vay lĩnh vực thuỷ sản tối đa 2.500 tỷ đồng. Chương trình được triển khai từ ngày 31/7/2023 đến hết ngày 30/6/2024 và có thể kết thúc sớm hơn khi đủ 3 ngàn tỷ đồng.

Agribank dành tối đa 3 ngàn tỷ đồng để thực hiện chương trình tín dụng lâm sản, thuỷ sản. (Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Agribank Cà Mau).

"Hiện, Agribank chi nhánh Cà Mau đã và đang triển khai thực hiện chương trình, chủ động tuyên truyền, tạo điều kiện hướng dẫn khách hàng tiếp cận chương trình đảm bảo phù hợp, theo quy định, góp phần mở rộng cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng", ông Hải thông tin thêm.

Cùng đồng hành với khách hàng, thời gian qua, Sacombank chi nhánh Cà Mau đã chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng giảm từ 1-4%/năm. Ðến nay, chi nhánh đã điều chỉnh giảm trên 110 khách hàng cá nhân và DN, với dư nợ trên 300,6 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Sacombank chi nhánh Cà Mau, cho biết, thực hiện chương trình tín dụng 15 ngàn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thuỷ sản, Tổng giám đốc Sacombank đã có thông báo triển khai trên toàn hệ thống. Theo đó, Sacombank Cà Mau cũng đã triển khai thực hiện chương trình này. Ðối tượng áp dụng là khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản.

"Nguồn vốn triển khai trên toàn hệ thống là 1 ngàn tỷ đồng, thời gian triển khai đến 30/6/2024 hoặc đến khi hết nguồn cho vay. Lãi suất từ 8-8,5%, huy động vốn tăng 14%, dư nợ tăng 11%. Sacombank tiếp tục thực hiện rà soát khách hàng đủ điều kiện để điều chỉnh lãi suất vay thời gian tới. Sacombank cam kết cải tiến thủ tục nhanh, gọn, chính xác, phong cách chuyên nghiệp, an toàn, bảo mật thông tin để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn", ông Trung cho biết thêm.

Ðể nhiều người dân, DN, HTX sớm tiếp cận được nguồn vốn này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cũng đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thường xuyên thực hiện các giải pháp phổ biến thông tin chương trình rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông hoặc thông qua cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn về quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay của đơn vị đến DN, HTX, hộ sản xuất kinh doanh và người dân nắm, tiếp cận khi có nhu cầu. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong việc hỗ trợ người vay thuận lợi tiếp cận vốn vay theo quy định. Xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu vốn tín dụng, thời gian thực hiện cho các phòng giao dịch trực thuộc để dễ dàng nắm tình hình, theo dõi và đôn đốc thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.

Ông Lâm Văn Bi chỉ đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, TP Cà Mau tiếp tục làm cầu nối giữa DN, HTX, người dân và các tổ chức tín dụng để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn cũng như tiếp nhận đăng ký nhu cầu vốn tín dụng, tham gia các chương trình tín dụng ưu đãi hiện hành; tổng hợp và gửi danh sách nhu cầu vay vốn tín dụng về Ngân hàng Nhà nước tỉnh trước ngày 20 hằng tháng để rà soát, phân bổ về các tổ chức tín dụng địa phương làm cơ sở xem xét, hướng dẫn lập hồ sơ vay và giải ngân khi đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện, phải có văn bản trả lời cụ thể và hướng dẫn người dân, DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác./.

 

Hồng Phượng

 

Liên kết hữu ích

Cầu nối lan toả tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng duy nhất thực hiện uỷ thác vốn tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể, đặc biệt là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân kịp thời, thuận lợi, hiệu quả.

Dòng tiền “không ngủ”

Những năm gần đây, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tính năng “sinh lời tự động”. Ðây là một trong những sản phẩm tài chính nổi bật được các ngân hàng và tổ chức tài chính liên tục giới thiệu nhằm thu hút khách hàng. Tính năng này cho phép người dùng đầu tư tự động, giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận. Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, “sinh lời tự động” nhanh chóng trở thành xu hướng mới trong quản lý tài chính cá nhân.

Xác thực sinh trắc học - Ðảm bảo an toàn giao dịch tài chính

Theo Quyết định 2345/QÐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), từ ngày 1/7/2024, tất cả giao dịch chuyển tiền Online có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải bổ sung xác thực sinh trắc. Ðây là bước đi quan trọng nhằm tăng cường bảo mật cho các giao dịch tài chính trong bối cảnh tình hình gian lận và lừa đảo qua mạng ngày càng gia tăng.

Cục Thuế tỉnh đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh vàng

Chiều ngày 6/6, Cục Thuế tỉnh tổ chức đối thoại doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị thu hút gần 120 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý trên địa bàn tỉnh tham dự.

Vốn chính sách đến với người dân lâm phần

Là đơn vị quản lý nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) lớn nhất tại xã Khánh Thuận (trong 4 hội, đoàn thể), thời gian qua, Hội Nông dân xã Khánh Thuận tích cực triển khai nguồn vốn chính sách đến nhiều đối tượng khác nhau, từ đó giúp nhiều hộ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Giải pháp linh động giúp đẩy lùi tín dụng đen

Ðể có hướng mở, giúp người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, người có nhu cầu vay vốn làm ăn, kể cả người tuổi hưu có nhu cầu về tài chính được tiếp cận vốn vay mà không phải ràng buộc về tài sản thế chấp, ngành bưu điện đã phối hợp với một số ngân hàng và tổ chức, cho vay vốn với nhiều ưu đãi.