ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:40:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không chỉ giúp người bị nạn...

Báo Cà Mau Tháng 11/2014, Chi đoàn Thanh niên phường 6, TP Cà Mau được Tỉnh đoàn Cà Mau chọn làm thí điểm thành lập Đội Thanh niên tình nguyện (TNTN) sơ cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) trên tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh. Đây là mô hình điểm TNTN sơ cấp cứu TNGT thứ 46 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tại 30 tỉnh, thành phố từ Thanh Hoá đến Cà Mau.

Tháng 11/2014, Chi đoàn Thanh niên phường 6, TP Cà Mau được Tỉnh đoàn Cà Mau chọn làm thí điểm thành lập Đội Thanh niên tình nguyện (TNTN) sơ cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) trên tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh. Đây là mô hình điểm TNTN sơ cấp cứu TNGT thứ 46 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tại 30 tỉnh, thành phố từ Thanh Hoá đến Cà Mau.

Theo phản xạ tự nhiên, nhiều người khi thấy có TNGT thì tìm mọi cách nhanh nhất để đưa người bị nạn đến bệnh viện mà không biết cách sơ cấp cứu  khiến tình trạng chấn thương nặng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy, nâng cao khả năng nhận biết phương pháp sơ cấp cứu cho Ðội TNTN sơ cấp cứu TNGT, tiến tới nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh, trong năm 2014, Ban An toàn giao thông (ATGT) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu TNGT cho 50 tình nguyện viên ở các xã, phường trên tuyến Quốc lộ 1 từ Tắc Vân (TP Cà Mau) đến huyện Năm Căn. Ðợt tập huấn này các tình nguyện viên được giới thiệu sơ lược về ý nghĩa của việc sơ cấp cứu tai nạn ban đầu; đồng thời được hướng dẫn thực hành sơ cấp cứu với nhiều tình huống giả định.

Hội Chữ thập đỏ hướng dẫn sơ cấp cứu cho người bị nạn.

Theo Bác sĩ Phùng Như Tân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau, sơ cấp cứu tai nạn là rất quan trọng và phải được thực hiện đúng thao tác để giữ an toàn cho người bị nạn trên đường đưa đến bệnh viện. Việc cầm máu phải đặt miếng gạc hoặc mảnh vải sạch trực tiếp lên vết thương rồi băng chặt lại. Nếu máu vẫn chảy thì lấy tay ấn lâu vào động mạch ép sát xương sẽ kiềm chế chảy máu. Ðối với vết thương ở động mạch, máu phun mạnh thì dùng băng hoặc vải buộc chặt phần trên vết thương (garo). Khi nạn nhân bị vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút ra, vì lúc này chính vật đó có tác dụng bịt mạch máu.

Ðối với người bị gãy xương với dấu hiệu đau ở vùng gãy kèm theo sưng nề, bầm tím, chảy máu thì việc cần làm ngay là cố định tạm thời bộ phận gãy bằng nẹp tre, gỗ, tránh để xương dịch chuyển. Nếu gãy xương ở chân, tay phải cố định cả các khớp sát trên và dưới vết thương để hạn chế di chuyển của xương. Khi gãy xương hở, chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng lại. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong hay kéo, nắn xương. Ðặt bệnh nhân ở tư thế nằm dễ chịu nhất và chuyển ngay đi cấp cứu.

Trường hợp bị rách ổ bụng, ruột lòi ra ngoài, người sơ cấp cứu không cố gắng nhét ruột trở lại mà lấy một cái chén úp vào, quấn băng tạm thời ngang bụng, để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa trên cáng. Lưu ý trường hợp nạn nhân bị va đập ở vùng đầu, cần nghĩ đến khả năng chấn thương sọ não. Vậy nên, đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, chân kê cao hơn đầu khoảng 20 cm (nếu không thấy chảy máu đầu, cổ, không bị nhồi máu cơ tim). Nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương vùng cột sống lưng, cổ, cần cố định thương tổn bằng nẹp hoặc để túi cát, gạo ở hai bên cổ và đặt nằm trên cáng cứng. Tuyệt đối không bế sốc hoặc gập người nạn nhân vì có thể làm đứt tuỷ sống, gây liệt suốt đời hoặc tử vong.

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, cho biết: "Không chỉ tập huấn sơ cấp cứu cho tình nguyện viên các xã, phường, Ban ATGT tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức tập huấn cho các lái xe.

Cụ thể là đầu năm 2015 sẽ tập huấn đội ngũ lái xe buýt trước, tiếp theo là taxi, xe khách tuyến cố định… Hiện tại, Ban ATGT tỉnh đã mua sắm túi sơ cấp cứu cầm tay (gồm thuốc, gạc, nẹp…) và sẽ trang bị cho các đội TNTN, tổ tình nguyện viên. Mặt khác, Ban ATGT tỉnh cũng đang trao đổi với các địa phương, thoả thuận mức kinh phí hỗ trợ hằng tháng để các lực lượng này duy trì hoạt động thường xuyên. Bởi, không chỉ sơ cấp cứu TNGT mà các lực lượng này còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân tại địa phương về ý thức tham gia giao thông”./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Liên kết hữu ích

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Sẽ xử lý mạnh lỗi vi phạm

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, thông tin, để đạt mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2025, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu quan phải nâng cao trách nhiệm trong đảm bảo trật tự, ATGT theo phân quyền, đồng thời tập trung xử lý 2 lỗi vi phạm: nồng độ cồn và tải trọng.

Va chạm giao thông, 1 người tử vong

Sau va chạm giao thông giữa xe ô tô con và xe đạp xảy ra vào hôm nay (25/2) tại Nhà Phấn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đã làm chết 1 người.

Tiềm ẩn tai nạn dưới dốc cầu

Với đặc thù địa phương có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cây cầu lớn, nhỏ nối liền các tuyến giao thông. Tuy nhiên, tại nhiều cây cầu như: cầu Huỳnh Thúc Kháng (Phường 7, TP Cà Mau); cầu Lương Thế Trân (xã Lương Thế Trân), cầu Cái Rắn (xã Phú Hưng), cầu Rau Dừa (xã Hưng Mỹ), huyện Cái Nước; cầu Nông Trường, xã Khánh An, huyện U Minh... do thiếu biển báo, vòng xuyến không rõ ràng, cộng với ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân hạn chế, khiến khu vực các dốc cầu này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua được kiềm chế, năm 2024 kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tính bền vững chưa cao, nhiều lỗi vi phạm mang tính chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT vẫn còn khá cao. Năm 2025, chủ đề công tác đảm bảo ATGT tại Cà Mau là "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đã tìm thấy nạn nhân mất tích sau va chạm giao thông thuỷ

Bằng nhiều phương thức, kết hợp các lực lượng và Nhân dân, nhưng do điều kiện sông sâu, nước chảy xiết, mãi đến khoảng 8 giờ 45 phút sáng nay (14/2), nạn nhân bị mất tích trong vụ va chạm làm chìm xuồng xảy ra vào sáng hôm qua (13/2) trên địa bàn xã Đất Mới (huyện Năm Căn) mới được tìm thấy.