ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 00:29:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không đầu hàng số phận

Báo Cà Mau Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (Trung tâm), có những đứa trẻ đã phải học cách chấp nhận hoàn cảnh nhưng không đầu hàng số phận, vươn lên thay đổi tương lai cho chính mình và cho bao đứa trẻ khác.

Sống tích cực, lạc quan

Không được chọn hoàn cảnh sinh ra và lớn lên, Nguyễn Thành Ðạt và Lê Chí Bảo đã chọn cho mình cách trưởng thành và đối mặt với cuộc sống theo cách tích cực nhất. Sống trong tình thương và sự bảo bọc của cha mẹ nuôi ở Trung tâm từ năm lên 5, cả hai góp nhặt yêu thương từ những người xa lạ nhưng chan chứa hơi ấm của tình thân. Thay vì khép kín, tự ti, Ðạt và Bảo học cách tự trọng, tự lập, sống kỷ luật và làm mọi việc chỉn chu nhất, từ những điều nhỏ nhặt trong học tập lẫn cuộc sống.

Hiện tại, Ðạt đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Quản lý du lịch, Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn; còn Bảo là sinh viên năm 2 Trường Ðại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chuyên ngành Ðiều dưỡng đa khoa. Ý thức được hoàn cảnh, trong quá trình học tập, cả hai luôn nỗ lực, cố gắng bội phần.

Nguyễn Thành Ðạt đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Quản lý du lịch, Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn, chuẩn bị du học tại Ðài Loan ở diện học bổng.

Ðạt chia sẻ: “Vào Trung tâm, mỗi đứa có một hoàn cảnh khó khăn khác nhau nhưng cùng chung ý chí vươn lên trong học tập để có cuộc sống tốt đẹp. Các thầy cô và cha mẹ nuôi giáo dục chúng tôi hằng ngày, dạy chúng tôi ứng xử đúng mực, học hành tử tế. Từ lúc vào Trung tâm, tôi luôn tự nhủ với bản thân là phải sống như thế nào để trở thành người tốt, phải có công việc ổn định khi trưởng thành”.

Cùng góc nhìn và quan điểm với Ðạt, Bảo cũng ý thức rõ trách nhiệm của bản thân: “Mỗi đứa trẻ có hoàn cảnh và có khả năng riêng của mình, tính cách cũng khác nhau. Chúng tôi có hoàn cảnh kém may mắn so với nhiều bạn đầy đủ tình thân, song, nhìn nhận tích cực, hoàn cảnh ấy cũng tạo cho chúng tôi khả năng tự lập hơn, rèn sự cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống”.

Không đầy đủ vật chất và thiếu thốn về tinh thần nhưng Ðạt và Bảo tận dụng tất cả những gì sẵn có xung quanh và từ những nguồn được hỗ trợ để học tốt và học được cái nghề như ấp ủ. Hai bạn hiểu rõ tri thức là chìa khoá vươn lên số phận. Từ những chương trình học ngoại ngữ miễn phí được giúp đỡ, hay từ những buổi được các anh chị sinh viên giỏi của tỉnh kèm cặp, hai bạn đã tích luỹ vốn kiến thức cơ bản để tiếp tục tìm tòi và nâng cấp tri thức cho bản thân. Sau những nỗ lực, hiện tại Ðạt đang chuẩn bị du học ở Ðài Loan về chuyên môn quản lý du lịch. Còn Bảo đang là sinh viên giỏi của Trường Ðại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Hành trang gầy dựng tương lai của hai bạn là lời khuyên bảo, quan tâm của các cha mẹ nuôi và hình ảnh của các em nhỏ thân yêu đang được nuôi dưỡng ở mái nhà chung.

Mong được trở về cống hiến

Lo vun đắp tương lai và phát triển bản thân mỗi ngày tốt hơn với cái nghề được các cha mẹ nuôi và Trung tâm trao, Ðạt và Bảo có định hướng xa hơn, với một tình yêu lớn dành cho mái nhà của mình, đó là được trở về cống hiến, làm bệ đỡ ươm mầm cho các anh chị em của mình ở Trung tâm. Như lời Ðạt chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp và có công việc ổn định, tôi sẽ quay về giúp đỡ những anh em còn khó khăn”.

Còn Bảo thì bày tỏ: “Tôi mong muốn, sau 4 năm đại học, nếu có cơ hội, tôi sẽ quay lại đây làm việc. Hoặc nếu do hoàn cảnh nào đó không có cơ hội làm việc ở Cà Mau thì tôi sẽ tham gia vào một tổ chức của những nhà hảo tâm để quay về quê hương Cà Mau thăm khám, chữa bệnh miễn phí và chia sẻ tình thương ở đây”.

Lê Chí Bảo (thứ tư từ phải sang) trong bữa cơm đầm ấm bên các anh em tại Trung tâm.

Trong quá trình học tập, Bảo và Ðạt nỗ lực làm thêm để tự trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân tại môi trường mới. Ðạt chia sẻ: "Khó khăn của tôi khi đi du học là về ngôn ngữ, thêm nữa là vấn đề chi phí học tập. Học bổng chỉ giúp đỡ một phần, mình còn phải tự trang trải sinh hoạt hằng ngày nữa. Tôi ưu tiên cho việc học, rảnh rỗi sẽ đi làm thêm”.

Dù không thể san sẻ nhiều về áp lực kinh tế nhưng các cha mẹ nuôi và Trung tâm vẫn luôn kề vai sát cánh cùng các con trên chặng đường đời bằng tất cả tình thương và sự quan tâm san sẻ.

Bà Mã Thị Ngọc Nhiều, Phó trưởng phòng Ðiều dưỡng trẻ, Giáo dục định hướng, Trung tâm, cho biết: “Chúng tôi mong muốn hai em, Ðạt và Bảo, tốt nghiệp sẽ có việc làm ổn định, từ đó có thể giúp đỡ các em khác ở Trung tâm sau này, thậm chí là giúp các em khác ở ngoài xã hội có hoàn cảnh giống các em từng trải qua. Trung tâm cố gắng kèm cặp các em học và hỗ trợ việc học cho hết lớp 12 để có nghề ổn định, có được bằng cấp để ra đời. Ngoài những em được học ở các trường, vẫn còn một số em học nghề, chúng tôi cố gắng hướng nghiệp để các em có được nghề ổn định”.

Môi trường trưởng thành không hoàn toàn quyết định nên tương lai của những đứa trẻ mà chính sự nỗ lực vươn lên của các em mới tạo tiền đề cho một cuộc đời rực rỡ. Nguyễn Thành Ðạt và Lê Chí Bảo là một minh chứng sống cho ngọc thô được giũa, sáng đẹp của Trung tâm Bảo trợ xã hội Cà Mau./.

 

Lam Khánh - C.Diện

 

Liên kết hữu ích

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.