ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 01:23:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp

Báo Cà Mau Bệnh cao huyết áp (còn được gọi là tăng huyết áp), là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Do bệnh thường diễn tiến âm thầm nên rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng của người bệnh hoặc để lại gánh nặng hậu quả tàn phế suốt đời.

Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến cuối tháng 9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh đã có tới hơn 59.800 trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm này, riêng số mắc mới trong năm là 6.475 trường hợp. Trong đó, có 47.553 trường hợp đang được quản lý và điều trị thường xuyên.

Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, tình trạng bệnh được xác định khi huyết áp đo được tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và không có nguyên nhân (khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao không xác định được nguyên nhân).

Bác sĩ Trạm y tế xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển) kiểm tra huyết áp định kỳ cho bệnh nhân.

Bác sĩ Ngô Minh Phước, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Để điều trị bệnh huyết áp hiệu quả, người bệnh cần trang bị máy đo huyết áp cá nhân để tự kiểm tra huyết áp tại nhà. Việc này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc huyết áp được tối ưu hơn”.

Có thể nói, cao huyết áp luôn là nỗi ám ảnh về sức khoẻ của những người lớn tuổi. Đây được coi là căn bệnh có thể giết người thầm lặng và gây nên những biến chứng khôn lường. Tuy nhiên, một tín hiệu hết sức đáng lo ngại là căn bệnh này đang dần có dấu hiệu trẻ hoá. Nguyên nhân của tình trạng cao huyết áp có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh cần có những giải pháp để ổn định huyết áp hiệu quả, tránh để xảy ra biến chứng.  

Ông Cao Hoài Chịa, 63 tuổi, ngụ Khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, đã có tiền sử cao huyết áp từ hơn 10 năm nay, nhưng nhờ ông thực hiện tốt các khuyến cáo của y bác sĩ chuyên khoa nên tình trạng kiểm soát chỉ số huyết áp của ông luôn đạt ở mức an toàn. Ông Chịa chia sẻ: “Bản thân tôi luôn cố gắng tuân thủ tốt các khuyến cáo của bác sĩ như: Ăn nhiều rau xanh, củ, quả…; hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc và thức đêm; thường xuyên tập luyện thể chất. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, chứng bệnh cao huyết áp của tôi đã không có diễn biến xấu”.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch cho biết, cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ... dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khoẻ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Có thể thấy, cao huyết áp rất khó để xác định được cơ chế tác động, nguyên do gây bệnh để chủ động phòng ngừa từ sớm. Vì thế, căn bệnh này được coi là “kẻ giết người thầm lặng” với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cho máu truyền tới tim bị giảm đi rõ rệt; tăng khả năng tử vong khi làm việc căng thẳng, sốc tâm lý hoặc mệt mỏi quá sức rất dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ. Ngoài ra, còn phải kể đến các tình trạng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng thị lực, ảnh hưởng tới khả năng vận động…

Tóm lại, tăng huyết áp là một dạng bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, tránh tình trạng tăng huyết áp quá cao, bất ngờ gây biến chứng. Những bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý là phải theo dõi sức khoẻ thường xuyên, theo dõi huyết áp hàng ngày để kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp bất thường./.

 

Phương Vũ

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.