ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 13:09:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỷ niệm 70 năm ngành văn hoá (28/8/1945-28/8/2015): Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, 2 năm/lần, ngành văn hoá - thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Liên hoan Văn hoá - Thể thao Kinh - Hoa - Khmer ở quy mô cấp tỉnh. Các cuộc liên hoan này quy tụ toàn bộ nội lực, tinh tuý của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh nhà tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, xoá bỏ tâm lý phân biệt tồn tại trong nếp nghĩ của nhiều lớp người.

Nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, 2 năm/lần, ngành văn hoá - thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Liên hoan Văn hoá - Thể thao Kinh - Hoa - Khmer ở quy mô cấp tỉnh. Các cuộc liên hoan này quy tụ toàn bộ nội lực, tinh tuý của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh nhà tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, xoá bỏ tâm lý phân biệt tồn tại trong nếp nghĩ của nhiều lớp người.

Số lượng cán bộ, văn nghệ sĩ là người đồng bào dân tộc trong tỉnh hiện nay tuy khá khiêm tốn so với đồng bào dân tộc đa số, nhưng bằng nội lực của mình, họ cũng đang vận động thành lập Chi hội Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Cà Mau. Ðây sẽ là sân chơi, môi trường lý tưởng để họ phát huy bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, các giá trị văn hoá dân tộc đã và luôn được các đơn vị chuyên môn chú tâm sưu tầm, bảo quản nhằm bảo tồn những giá trị tốt đẹp đã hun đúc nên. Những công trình khoa học nghiên cứu về tục Vía Bà Thiên Hậu của người Hoa, Biểu tượng Neak trong văn hoá của người Khmer, lễ hội Nghinh Ông của cư dân miền biển (thị trấn Sông Ðốc)… được các nhà nghiên cứu tìm tòi, sưu tầm lưu trữ.

Tiết mục múa Rô-băm của đồng bào dân tộc Khmer.      Ảnh: LÂM ĐƯƠL

Song song đó, các nhiệm vụ: đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá, văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục... cũng được chú ý.

Năm 2013, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cũng đã chủ trì thực hiện và nghiệm thu (năm 2014) đề tài khoa học cấp tỉnh “Nâng cao năng lực vận động đồng bào dân tộc thiểu số của đảng bộ cấp xã” do Thạc sĩ Trần Hồng Quân thực hiện. Cũng trong năm 2013, Ðội Thông tin Văn nghệ Khmer đã xây dựng được một vở diễn Dù kê tham gia Liên hoan sân sấu Dù kê trong khuôn khổ Festival đua ghe Ngo tại tỉnh Sóc Trăng và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.

Năm 2015, ngành văn hoá cũng khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Ðề án Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2030. Ðây là đề án chiến lược quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.

Ðiểm qua một số nhiệm vụ trọng tâm từ khi thực hiện Ðề cương Văn hoá năm 1943 đến nay, chúng ta thấy rằng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay của tỉnh Cà Mau đã và đang lan toả rộng khắp trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, thấm sâu vào từng nếp nghĩ của các cấp, các ngành và hiện thực hoá nó thành chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Mỗi người trong cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng cần phát huy nội lực bản thân để cùng bảo tồn các giá trị bản sắc vốn có của dân tộc mình. Có như vậy thì bản sắc văn hoá dân tộc mới có thể toả sáng một cách rạng rỡ và trường tồn với thời gian

Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tất cả dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em. Ðể làm được điều đó, chúng ta phải thực hiện một số nhóm nhiệm vụ cơ bản, trong đó có nhóm nhiệm vụ Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.

Theo đó, coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học - nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Ðối với chủ thể văn hoá là dân tộc thiểu số, năm 2007, ngành văn hoá tỉnh Cà Mau cũng đã nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ra quyết định công nhận Di tích lịch sử - văn hoá chùa Cao Dân là di tích cấp tỉnh. Tuy số lượng di tích có chủ thể văn hoá là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến nay chỉ có 1, nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của ngành chức năng trong công tác này.

Về bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, trong những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã mở nhiều lớp phổ cập chữ viết, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh cho con em đồng bào dân tộc và cán bộ, công chức là người dân tộc.

Cà Mau cũng đã tích cực đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương, phát huy tài năng các nghệ nhân. Riêng ngành văn hoá, đến nay đã đào tạo được 2 thạc sĩ Văn hoá học, chuyên ngành Văn hoá Khmer Nam Bộ. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu trí thức nghiên cứu văn hoá các dân tộc thiểu số tại tỉnh nhà./.

Thạch Nam Phương

Liên kết hữu ích

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

10 năm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 43-CT/TW, chăm lo cho nạn nhân da cam

Sáng 17/4, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xoá nhà tạm

Huyện Phú Tân đã và đang huy động mọi nguồn lực để hiện thực hoá giấc mơ an cư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Trao tặng 2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Chiều 16/4, Công đoàn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phối hợp với Cảng Hàng không Cà Mau tổ chức trao tặng 2 nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn trên địa bàn Phường 6 và phường Tân Thành, TP Cà Mau, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ðẩy nhanh tiến độ thông xe kỹ thuật cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào là một trong những công trình trọng điểm trong tuyến trục Ðông - Tây, kết nối cửa biển Sông Ðốc của tỉnh Cà Mau đến cửa biển Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu. Ðây là công trình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực ven biển của 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu.

Ký kết hợp đồng tín dụng dự án nhà ở xã hội

Sáng nay (15/4) Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển đến dự Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietinbank Cà Mau) với Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Á Đông (Á Đông Holdings).

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.