ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:40:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lắng lòng sau mỗi chuyến đi

Báo Cà Mau Hằng năm, ở nước ta, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng khoảng 10.000 người và làm bị thương trên 20.000 người, tổn thất do tai nạn giao thông chiếm gần 3% GDP.

Hằng năm, ở nước ta, tai nạn giao thông (TNGT) cướp đi sinh mạng khoảng 10.000 người và làm bị thương trên 20.000 người, tổn thất do TNGT chiếm gần 3% GDP. Ðiều đáng nói là kiềm giảm TNGT được Ðảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt, nhưng TNGT vẫn đang có xu hướng tăng phức tạp.

Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân TNGT”, từ năm 2012, cứ vào đầu tháng 11, Ban An toàn giao thông tỉnh lại tổ chức nhiều đoàn đi thăm viếng, tặng quà và động viên tinh thần những gia đình, nạn nhân TNGT trên địa bàn tỉnh. Và cứ sau mỗi chuyến đi, chúng tôi lại ghi nhận thêm những câu chuyện xã hội, có những gia đình đang đầm ấm hạnh phúc tự dưng suy sụp, tan rã, những thanh niên đang đầy ắp hoài bão phút chốc khép lại tương lai… tất cả đều do TNGT.

Vụt tắt tương lai

Thấy khách đến nhà, cô bé ngồi trên xe lăn cười to với vẻ khoan khoái, song, khi chúng tôi hỏi em có tự đi được không thì mặt cô bé đổi sắc, khóc mướt: “Trước đi được giờ thì không, con không biết sao nữa”.

Em Ngô Thanh Tuyền vui mừng khi được tặng quà.

Cô bé đó là Ngô Thanh Tuyền (sinh năm 1990), ngụ ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi. Tốt nghiệp PTTH vào năm 2012 nhưng phải mất 1 năm làm thuê để tích cóp tiền, năm 2013 Tuyền mới lên TP Cần Thơ luyện thi đại học. Tuy nhiên, ước mơ của Tuyền đã khép lại sau vụ TNGT.

Ông Ngô Hoàng Hưng (cha của Tuyền) kể, khoảng tháng 4/2013, Tuyền đang trên đường từ TP Cần Thơ về Cà Mau, đến đoạn Ngã Bảy (thuộc tỉnh Hậu Giang) thì xe Tuyền bị đụng bởi một người say xỉn. Sau đó, Tuyền được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 121, TP Cần Thơ. Hơn 2 tháng điều trị tại đây, Tuyền được gia đình đưa về điều trị tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau thêm hơn 2 tháng nữa, nhưng nửa người của Tuyền (bên phải) bị liệt hoàn toàn và một phần hộp sọ đang được nuôi tại Bệnh viện 121.

Các bác sĩ điều trị cho Tuyền cho biết, trường hợp chấn thương sọ não của em khả năng bình phục là khó dự báo và khuyên gia đình đưa Tuyền về nhà điều dưỡng. Song, ông Hưng không đưa con về ngay mà ra ngoài thuê nhà trọ, hằng ngày rước thầy thuốc đến trị vật lý trị liệu, với hy vọng sức trẻ sẽ giúp Tuyền sớm bình phục, lại nữa, nếu Tuyền có trở bệnh thì đến bệnh viện tỉnh cũng gần. Thế nhưng, sau hơn 3 tháng tập vật lý trị liệu, bệnh của Tuyền vẫn không thuyên giảm. Tính tổng chi phí gia đình phải chi điều trị bệnh cho Tuyền gần 500 triệu đồng.

“Ai cũng mong muốn con cái được sung sướng, nhưng hoàn cảnh như thế thật tình tôi cũng không biết nói sao. Bây giờ tôi không mong muốn gì hơn là con mình có thể tự đi lại được, tự chăm sóc bản thân. Tôi và mẹ nó mỗi ngày tuổi một lớn, nếu cứ thế này, sau này ai sẽ lo cho nó?”, ông Hưng bùi ngùi.

Sụp đổ hy vọng

Trong căn nhà nhỏ (đúng hơn là cái chòi) trống hoác xung quanh, chị Phụng nằm co ro trên võng, mắt nhìn xa xa về hướng Quốc lộ 1 (đoạn Năm Căn - Ðất Mũi). “Chị ấy đang trông con mình về thăm đó”, một người dân địa phương nói với chúng tôi.

Chồng bỏ đi khi chị Phụng (Thái Thị Phụng, ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) đang mang thai đứa con thứ ba, cuộc sống gia đình chị vốn đã khổ lại khó khăn hơn. Sau khi sinh nở, chị Phụng mang đứa con út cho người dì ruột, gởi hai đứa con còn lại cho người thân và lên Cà Mau xin làm công nhân ở Công ty Xuất khẩu Thuỷ sản Minh Phú.

Một buổi chiều cuối năm 2012, trên đường từ công ty về nhà trọ, xe đạp của chị Phụng bị xe gắn máy đi ngược chiều đâm vào và người gây tai nạn sau đó điều khiển phương tiện bỏ trốn khỏi hiện trường. Chị Phụng bị chấn thương sọ não, người thân trong gia đình đóng góp chữa trị cho chị tốn hơn 100 triệu đồng. Tuy thoát chết nhưng di chứng sau tai nạn khiến tay chân chị yếu ớt, thỉnh thoảng lại lên cơn co giật. Hai đứa con chị gởi cho em trai sống ở TP Cà Mau nuôi dưỡng.

“Hiện tại, đứa con lớn (khoảng 15 tuổi) đã nghỉ học đi làm thuê, lâu lâu nó có về thăm, cho chị ấy chút ít tiền tiêu vặt, còn thằng nhỏ thì chưa làm được gì. Căn nhà chị ấy đang ở là do người em cho mượn, nó trống hoác như thế nên những hôm mưa bão, nước lên, tôi đưa chị ấy về nhà cha ở tạm. Cơm nước hằng ngày thì có khi tụi tui lo, có khi hàng xóm cho chị ăn… Tụi tui cũng hoàn cảnh khó khăn nên lo cho chị được tới đâu hay đến đó”, chị Lưu Duy Phương (em cùng mẹ khác cha với chị Phụng) cho biết.

Em Tuyền, chị Phụng chỉ là những điển hình trong số nhiều nạn nhân của hiểm hoạ TNGT. Hiểm hoạ có thể kiềm chế và đẩy lùi nếu mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật, thể hiện văn hoá và đạo đức khi tham gia giao thông./.

Tại Ðại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do TNGT năm 2016, Ðại đức Thích Phước Nguyên, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, phát biểu: “Lẽ thường khi chúng ta được sinh ra, cha mẹ phải mất 30 năm nuôi dưỡng, giáo dục để tạo ra một con người hoàn chỉnh, có đầy đủ tài năng để tạo dựng sự nghiệp, xây dựng hạnh phúc và công hiến cho xã hội. Nhưng khi bị TNGT thì bao nhiêu mơ ước, hoài bão sẽ tan thành mây khói, đau đớn tột cùng, không có gì bù đắp được. TNGT, chúng ta không nên đổ thừa do nhân quả, số phận mà do chính con người chúng ta tạo nên...”.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.