ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 12:18:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam

Báo Cà Mau (CMO) Lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại Mục 2, Chương III, Nghị định số 61/2019/NÐ-CP ngày 10/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, lễ phục bao gồm: lễ phục mùa đông; lễ phục mùa hè; lễ phục của công nhân và viên chức quốc phòng; lễ phục của đội danh dự và tiêu binh.

Quân phục thường dùng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được cấp phát sử dụng đồng bộ.

Lễ phục mùa đông của nam

Lễ phục mùa đông của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam gồm: mũ kêpi, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong (kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, màu trắng), caravat, dây lưng, giầy da màu đen, bít tất.

Mũ kêpi: có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp uý dập nổi hình ngôi sao 5 cánh màu vàng; ở giữa thành trán phía trước có tán ô dê để đeo cảnh hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình 2 bông lúa. Ðỉnh mũ màu xanh tím than; thành mũ màu xanh dương; lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ màu đen; dây coóc đông, bông lúa màu vàng.

Quần, áo khoác: áo khoác kiểu dài tay, ve chữ V, thân trước có 4 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, áo có lót thân và tay. Trên tay áo bên trái có gắn lô-gô Cảnh sát biển Việt Nam.

Quần: kiểu quần âu dài, có 2 túi chéo, cửa quần mở suốt, kéo khoá fecmơtuya. Màu xanh tím than.

Áo sơ mi mặc trong: kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, màu trắng. Caravat thắt sẵn, cùng màu áo khoác. Cốt dây lưng bằng da, màu đen; cấp tướng may ốp 2 lớp da; cấp tá, cấp uý bằng da 1 mặt nhẵn. Khoá dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao 5 cánh nội tiếp trong vòng tròn.

Giầy da màu đen: cấp tướng kiểu giầy mũi trơn; cấp tá kiểu mũi có vân ngang; cấp uý kiểu mũi có vân ngang. Bít tất: kiểu dệt ống, cùng màu với quần.

Lễ phục mùa đông của nữ

Lễ phục mùa đông của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam gồm: mũ mềm, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, giầy da và bít tất.

Mũ mềm: kiểu mũ vải liền vành xung quanh, lật 2 bên tai và sau gáy, phía trước trán có tán ô dê để đeo cảnh hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình 2 bông lúa; màu xanh tím than. Dây coóc đông, bông lúa màu vàng.

Quần, áo khoác: áo khoác kiểu dài tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 2 túi ốp nổi, áo có chít vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô-gô Cảnh sát biển Việt Nam. Quần kiểu quần âu dài, có 2 túi dọc, cửa quần mở suốt, kéo khoá fecmơtuya; màu xanh tím than.

Áo sơ mi mặc trong: kiểu áo buông, có chít eo, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, màu trắng. Caravat thắt sẵn, cùng màu áo khoác. Giầy da mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí, màu đen. Bít tất kiểu dệt ống, cùng màu với quần.

Lễ phục mùa hè của nam

Lễ phục mùa hè của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam gồm: mũ kêpi, quần, dây lưng, giầy da, bít tất, màu sắc, kiểu mẫu thực hiện theo quy định như lễ phục mùa đông.

Áo: kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, thân trước có 4 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô-gô Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định, màu xanh tím than.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam tự tin hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong quân phục dã chiến K20.

Lễ phục mùa hè của nữ

Lễ phục mùa hè của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam gồm: mũ mềm, kiểu mẫu, màu sắc thực hiện theo quy định như lễ phục mùa đông.

Váy, áo: kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 2 túi ốp nổi, có chít vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô-gô Cảnh sát biển Việt Nam. Váy kiểu ôm sát người, dài dưới gối, có lớp vải lót trong, phía dưới thân sau có xẻ; màu xanh tím than.

Ghệt da cao cổ có khoá kéo, cổ ghệt cao ngang bắp chân, mũi trơn, mặt đế có hoa văn chống trơn; màu đen. Quần tất màu da chân.

Nghị định số 61/2019/NÐ-CP còn quy định rõ: Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam; được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng, thu hồi cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, thuê, mượn, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải mang cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hoá trang, đấu tranh chuyên án, vụ án hình sự được mặc thường phục theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam./.

 

Phong Phú ghi

 

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Hải đoàn 42 vững tin trong nhiệm kỳ mới

Hải đoàn 42 được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Hải đội 402 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đóng quân tại huyện Năm Căn, được giao quản lý vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Thời gian qua, Ðảng uỷ, chỉ huy đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp biểu dương, khen thưởng.

Quân chủng Hải quân gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập

Sáng 21/4, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Quân chủng Hải quân tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2025).

Sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền

Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” tại Cà Mau không chỉ góp phần giữ gìn an ninh, trật tự vùng biển mà còn gắn kết chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc nơi biên giới

Phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” (Chỉ thị 01). Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau đã không ngừng nỗ lực phối hợp cùng các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh tham gia giữ vững chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh biên giới, qua đó củng cố tình đoàn kết quân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt là cam kết của các địa phương tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17). Thời gian qua, trong thực hiện chỉ thị này, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp sáng tạo để bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao ý thức người dân.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả đấu tranh chống vi phạm IUU

Ngày 11/4/2025, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng uỷ Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.