ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 00:32:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi dụng lòng tin để trục lợi

Báo Cà Mau Khi cái giả lộng hành, cái giá mà xã hội phải trả không chỉ là tiền bạc, sức khoẻ mà còn là sự tan vỡ niềm tin. Xã hội không thể phát triển bền vững nếu người dân sống trong nỗi sợ hãi mỗi khi mua một sản phẩm, dùng một viên thuốc mà không biết là thật hay giả.

Lợi dụng niềm tin của dư luận xã hội vào những cá nhân nổi tiếng, nhiều đối tượng đã tuồn thuốc giả, sữa giả ra thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Những sự việc này không chỉ là bài học đắt giá cho sự cả tin, mà còn gióng lên hồi chuông báo động về công tác quản lý còn nhiều bất cập, thậm chí còn có nghi vấn về dấu hiệu tiếp tay cho cái giả lộng hành.

Lợi dụng hình ảnh của những cá nhân có sức ảnh hưởng, nhiều đối tượng đã ung dung đưa thuốc giả, sữa giả ra thị trường, đánh lừa người tiêu dùng lâu nay. Những sự việc đau lòng này không chỉ phơi bày sự nhẹ dạ cả tin, mà còn làm lộ rõ những khoảng trống chết người trong công tác kiểm tra, giám sát của ngành chức năng. Một câu hỏi không thể né tránh: Vì sao những đường dây sản xuất, phân phối sản phẩm giả lại có thể hoạt động công khai, kéo dài suốt nhiều năm, thâm nhập sâu rộng vào thị trường mà không bị phát hiện? Vì sao những mặt hàng có thể gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ, tính mạng người dân lại qua mặt được hệ thống kiểm soát của ngành chức năng? Nếu không có sự buông lỏng, thậm chí là tiếp tay, liệu những hành vi gian dối có thể dễ dàng hoành hành?

Minh hoạ Lê Tuấn.

Tranh minh hoạ: LÊ TUẤN

Không thể lấy lý do "khó kiểm soát" để biện minh cho sự thờ ơ. Ở nhiều quốc gia, việc quản lý thực phẩm, dược phẩm giả luôn được coi là vấn đề an ninh quốc gia, với các chế tài nặng, cơ chế giám sát gắt gao và trách nhiệm cá nhân rất rõ ràng. Trong khi đó, ở nước ta, mỗi khi vụ việc bùng phát, câu chuyện lại chìm xuống sau vài bản báo cáo tổng kết, vài cuộc họp rút kinh nghiệm, rồi… mọi việc lại như cũ.

Càng nguy hiểm hơn khi những sản phẩm giả mạo ấy được "bảo chứng" bởi người nổi tiếng, tạo hiệu ứng lan truyền khủng khiếp trên mạng xã hội - một môi trường mà công tác kiểm soát vẫn còn nhiều bất cập. Khi tốc độ quảng bá của các nền tảng số nhanh gấp hàng trăm lần so với tốc độ quản lý, người tiêu dùng trở thành nạn nhân trực tiếp của sự chậm chạp và lúng túng của cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, mức xử lý hiện nay đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả còn quá nhẹ. Nhiều trường hợp, mức phạt thấp hơn rất nhiều so với khoản lợi nhuận khổng lồ mà các đối tượng thu về. Chính sự bất cân xứng này đã vô tình tiếp tay cho tội ác, biến những kẻ lừa đảo thành những "doanh nhân bất chấp" và sức khoẻ cộng đồng không được coi trọng.

Đã đến lúc phải đặt lên bàn những câu hỏi nghiêm khắc: Vì sao cơ chế hậu kiểm còn chậm chạp, thiếu hiệu quả? Vì sao những cảnh báo về nguy cơ hàng giả lại chỉ xuất hiện sau khi thiệt hại đã phát hiện? Ai chịu trách nhiệm khi người dân mất tiền, mất sức khoẻ, mất niềm tin?

Quy trình hành chính cồng kềnh, những cuộc thanh tra, kiểm tra theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" đã và sẽ dẫn đến nhiều vụ việc đau lòng.

Người dân không cần những lời xin lỗi muộn màng. Họ cần hành động cụ thể: siết chặt kỷ luật quản lý, tăng cường thanh tra độc lập, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức tiếp tay cho cái giả - không vùng cấm, không ngoại lệ. Phải coi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng trái phép, đặc biệt là hàng liên quan đến sức khoẻ, là hành vi phạm tội nghiêm trọng, cần xử lý hình sự nghiêm khắc.

Thiết nghĩ, ngay lúc này, ngành chức năng phải hành động quyết liệt, bằng cơ chế quản lý thực chất, bằng việc đặt sức khoẻ, quyền lợi người dân lên trên hết mọi lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Chỉ khi đó, mới có thể ngăn chặn được những bi kịch từ cái giả, khôi phục được niềm tin đã bị tổn thương sâu sắc trong lòng xã hội.

 

Lam Khánh

 

Nỗi buồn… thần tượng

Mấy ngày nay, có lẽ nhiều cư dân mạng cảm thấy khá sốc trước vụ việc một số người nổi tiếng dính ồn ào bán hàng trên mạng.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên

Năm 2025, Cà Mau đứng trước "cột mốc kép": vừa hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, vừa hiện thực hóa Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời "chạy nước rút" để đạt mức tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên. Đây là nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội để Cà Mau bứt phá, khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm và trách nhiệm, Đảng bộ và Nhân dân Cà Mau đang nỗ lực không ngừng để biến mục tiêu này thành hiện thực.

Chấp hành Luật Giao thông là bảo vệ tính mạng chính mình

Thời gian gần đây, tôi thường xuyên chứng kiến những vụ tai nạn nghiêm trọng do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Những vụ va chạm giữa xe máy và ô tô, hay giữa xe máy và xe tải không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người tham gia giao thông. Điều này một phần xuất phát từ thói quen phóng nhanh, vượt ẩu, không chú ý quan sát, và không tuân thủ các quy định giao thông.

Ngày đặc biệt

Chúng ta vừa trải qua một ngày đặc biệt. Hẳn là vậy. Một vài người bạn có đầu óc tinh tế của tôi đã phát hiện ra rằng, ngày 28 - ngày cuối cùng của tháng Hai dương lịch lại là ngày 1 tháng Hai năm Ất Tỵ.

Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC

Trong nỗ lực chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) của Cà Mau, Công an huyện Ngọc Hiển vừa khởi tố và bắt tạm giam Trương Văn Sang (37 tuổi, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), thuyền trưởng tàu cá CM-08710-TS, về hành vi vận chuyển 9 thiết bị giám sát hành trình tàu cá khác không đúng quy định. Đây là một phần trong kế hoạch điều tra và xử lý tàu cá vi phạm trên biển của tỉnh Cà Mau. Đến nay, các lực lượng chức năng Cà Mau đã tiến hành xử phạt 206 vụ vi phạm về khai thác thủy sản với số tiền 7.645,85 triệu đồng. Trong đó, vi phạm IUU 114 vụ/6.424,25 triệu đồng (vi phạm vùng biển nước ngoài 02 tàu cá/1.800 triệu đồng; vi phạm về giám sát hành trình 48 vụ/3.408 triệu đồng). Bên cạnh đó, công an còn khởi tố, đưa ra xét xử các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động trái phép của tàu cá trên biển, thể hiện trách nhiệm và sự quyết tâm cao của tỉnh Cà Mau trước cả nước trong việc gỡ “thẻ vàng” từ EC.

Áp lực mang tên "Bài tập về nhà"

Bạn đọc M.H gửi tâm tư qua Fanpage của báo Cà Mau rằng, con mới vào lớp 1 mà mỗi ngày đã phải học 2 buổi từ 7-16 giờ mà khi về nhà, còn phải dành từ 18-20 giờ chỉ để viết bài tập theo yêu cầu của cô.

Đạo đức kinh doanh

Vừa qua, tôi được người bạn mời đến quán ăn do bạn làm chủ để trải nghiệm không gian, món ăn và cách phục vụ. Sau khi cùng các đồng nghiệp tham quan, thưởng thức, chúng tôi đều thống nhất rằng quán rất sạch sẽ, không gian thoáng đãng, món ăn ngon và cách phục vụ chu đáo. Đó có thể là điều bình thường đối với nhiều quán ăn, nhưng khi trò chuyện với chủ quán, tôi cảm nhận được một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo đức trong kinh doanh.

Thầy, cô giáo phải là tấm gương đạo đức

Truyền thống giáo dục của Việt Nam, vai trò và vị trí của người thầy luôn được đặt lên hàng đầu, như trụ cột vững chắc trong sự nghiệp "trồng người." Hình ảnh người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người "thực hành" về nhân cách, đạo đức để hướng dẫn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh.

Chật vật với lương khởi điểm

Trong bối cảnh vật giá và chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, nhiều con em gia đình ở nông thôn ra thành phố học tập, công tác đang phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì cuộc sống. Hiện nay, mức lương cơ sở khởi điểm cho công chức, viên chức mới tuyển dụng (A1) có trình độ từ đại học trở lên chỉ khoảng 5.476.000 đồng/tháng, không tính lương của lực lượng vũ trang. Mức lương này khó đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cá nhân nếu không có sự hỗ trợ thêm từ người thân và gia đình.

Tung tin giả là tội ác!

Trong khi Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng hướng về đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục, tái thiết cuộc sống sau những mất mát, thiệt hại nặng nề vì bão lũ, thì hàng loạt tin giả (fake news) xuất hiện, lan tràn khắp mạng xã hội. Trước những biến cố mất mát, đau thương của cộng đồng, một số cá nhân lại coi đó là cơ hội để trục lợi với động cơ, suy nghĩ hết sức vị kỷ, lệch lạc, thậm chí là tàn nhẫn.