ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 14:07:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới: Khi người Việt lừa chính người Việt

Báo Cà Mau

Qua những vụ triệt phá các đường dây lừa đảo xuyên quốc gia gần đây, lực lượng chức năng phát hiện ra, bọn tội phạm quốc tế đã dùng chính người Việt để lừa người Việt, tạo nên vòng xoáy đầy nguy hiểm. Đã có rất nhiều nạn nhân mất tiền mà đâm cùng quẫn, gia đình lâm vào bi kịch không lối thoát.

“Việc nhẹ lương cao” và bẫy lừa đảo trực tuyến tràn lan. Ảnh: K.K

Việc nhẹ + lương cao = lừa đảo

Sau khi vỡ nợ do làm ăn, nghe người quen giới thiệu sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, T.V.H quyết định đi thử. Theo lời kể của người nhà V.H thì “bên này (Campuchia) ngày được cho ăn 3 bữa, ngủ nghỉ tại chỗ, làm việc trên điện thoại với máy tính, có rất nhiều người Việt cũng làm chung theo các bộ phận khác nhau”. V.H cho biết mình làm ở khâu chuyển tiền, được ngầm hiểu là hành vi “rửa tiền” lừa đảo của các nạn nhân.

Không như V.H, khi bị đưa sang các khu làm việc tập trung, anh L.Q.A không thể làm được, bị đánh đập, bị bán qua nhiều chủ cho đến khi gia đình nhờ người quen giải cứu bằng cách chuộc tiền. Kể lại câu chuyện ở các trung tâm lừa đảo bên Campuchia, anh Q.A nói: “Khi bị đưa vào làm, được những người Việt làm trước hướng dẫn cách thức, là tôi hiểu công việc phải làm là lừa đảo tiền của bà con Việt Nam. Nghĩ tới cảnh vì mình mà có thể nhiều người bị lừa tiền, tán gia bại sản là tôi run hết cả người, nên không làm được”. Anh Q.A cũng chia sẻ thêm, điều đáng buồn là rất nhiều người Việt mình, mục đích ban đầu sang nước bạn là muốn lao động kiếm tiền, nhưng khi đã dấn thân vào con đường lừa đảo thì như con thiêu thân, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, ngón nghề để lừa càng nhiều người càng tốt.

Những tháng đầu năm 2025, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã tập trung triệt phá nhiều đường dây lừa đảo xuyên quốc gia với thủ đoạn dùng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản. Điển hình như tháng 1/2025, Phòng Trọng án đã triệt phá băng nhóm lập công ty tại Campuchia để lừa đảo người dân ở Việt Nam. Đầu tháng 2, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triệt phá ổ nhóm hoạt động tại Campuchia từng chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 người dân cả nước.

Cần xử lý nghiêm

“Nguồn lao động” chính của các đường dây lừa đảo chính là những nạn nhân người Việt bị dụ dỗ sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, sau đó bị đưa vào làm tại các công ty lừa đảo núp bóng, trốn tránh chính quyền tại Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines…

Các nhân viên người Việt được những ổ nhóm tội phạm này nuôi ăn ở tập trung, cung cấp máy tính và điện thoại để lừa đảo công dân Việt Nam. Nhóm lừa đảo đào tạo nhân viên theo kịch bản viết sẵn, trả lương, thưởng/phạt. Mỗi tổ lừa đảo được giao chỉ tiêu từ 1,5 - 3 tỷ đồng/tháng. Theo cơ quan điều tra, tổ chức tội phạm này hoạt động chặt chẽ, có sự phân công công việc cụ thể cho các tổ, nhóm khác nhau, như nhóm gọi điện thoại làm quen lôi kéo; nhóm nhắn tin tương tác hướng dẫn; nhóm đưa ra các lý do để bị hại nộp thêm tiền; nhóm đóng vai để tạo lòng tin cho các bị hại…

Mặc dù là thực trạng nhức nhối, nhưng việc xử lý, triệt phá gặp nhiều khó khăn do bọn tội phạm thực hiện ngoài biên giới nước ta, những đối tượng tham gia các đường dây lừa đảo thường vượt biên sang đường tiểu ngạch, dùng giấy tờ, tên giả nên gây khó khăn cho công tác điều tra. Dư luận hiện nay bức xúc yêu cầu ngành chức năng cần xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng người Việt tiếp tay cho bọn tội phạm thực hiện các hành vi lừa đảo. Đặc biệt là cần xác định đó cũng là những hành vi phạm tội lừa đảo với các vai trò khác nhau chứ không thể nhận đặc quyền: khi ở nước ngoài thì tham gia vào các tổ chức, đường dây lừa đảo đồng bào Việt Nam, nhưng khi về nước thì “núp bóng” dưới tên gọi “nạn nhân bị lừa bán sang nước ngoài lao động”.

Cục Cảnh sát hình sự cho biết, thời gian tới lực lượng Cảnh sát hình sự Việt Nam sẽ tập trung đấu tranh quyết liệt loại tội phạm lừa đảo hoạt động xuyên biên giới. Đồng thời phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật ở nước ngoài để bắt giữ, xử lý triệt để những cá nhân Việt Nam tham gia tổ chức tội phạm.

Kim Kim

Khẩn trương nâng cấp đê biển Đông

Ít chịu sự tác động bởi những đợt sóng lớn, triều cường dâng như đê biển Tây, song khu vực đê biển Đông của tỉnh Cà Mau cũng đang chịu nhiều sự đe doạ trong mùa mưa bão.

Thăm hỏi các gia đình thiệt hại do sạt lở tại phường Giá Rai

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Khởi đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do sạt ở tại Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau.

Sạt lở ở phường Giá Rai cuốn trôi phần sau của 5 căn nhà dân

Ông Trần Tam Trung, Chủ tịch UBND phường Giá Rai, cho biết: Rạng sáng 13/7, tại khu vực Khóm 3, phường Giá Rai (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng), tỉnh Cà Mau, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến nhà cửa và tài sản của 5 hộ dân bị cuốn xuống sông. Sự việc diễn ra bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay.

Củng cố niềm tin Nhân dân vào lực lượng Công an cơ sở

“Từng cán bộ, chiến sĩ phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt công việc, tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo địa bàn mới, giúp cho Nhân dân yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của lực lượng Công an trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy mới”, đó chính là chỉ đạo quyết liệt và đầy tâm huyết của Đại tá Hồ Việt Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau trong chuyến thăm và làm việc với Công an các phường trung tâm trên địa bàn tỉnh vào ngày 12/7.

Sôi nổi trò chơi dân gian trong Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Sáng 12/7, tại trụ sở UBND phường Tân Thành diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian sôi nổi nhân Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Đây là một trong những hoạt động vui chơi nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội do phường Tân Thành là đơn vị được chọn tổ chức điểm.

Lan tỏa yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Trong hai ngày 10 và 11/7, Đoàn công tác Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trung tâm dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho 5 học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Âu lo sạt lở bờ Tây cửa Rạch Gốc

Công trình kè dài trên 1,4 km, được thực hiện từ năm 2018, nhằm cấp bách bảo vệ bờ biển Ðông khu vực phía Tây cửa biển Rạch Gốc, thuộc Xã Phan Ngọc Hiển. Tuyến kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng, do Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.

Bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây đang phải oằn mình gánh chịu những đợt sóng lớn, triều cường, nước biển dâng và tình trạng sạt lở đang tiếp diễn thường xuyên và nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được cứng hoá toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Vì thế, công tác bảo vệ đê biển Tây phải luôn được đặt trong tình trạng khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Trong suốt 20 năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại tỉnh Cà Mau đã trở thành điểm sáng tiêu biểu trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thực hiện phong trào, đồng thời hướng tới Ngày hội Toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025 - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phóng viên Báo và Phát thanh, Truyền hình Cà Mau đã có cuộc trao đổi với Ðại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó Giám đốc Công an tỉnh, để cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được và chia sẻ định hướng phát triển phong trào thời gian tới.

Bộ đội biên phòng Cà Mau - Phất cao cờ hồng tháng Tám

Chiều 9/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám – Thi đua giành 3 nhất”, chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), hướng tới Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.