ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 00:17:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Luyện nét chữ, rèn nết người

Báo Cà Mau "Văn là người, nét chữ là nết người. Rèn luyện viết văn và nét chữ góp phần hình thành nhân cách học sinh".

“Ðể có nét chữ đều, đẹp em phải rèn luyện rất nhiều. Em luôn ghi nhớ lời cô dạy: "Không được nản chí! Hãy đặt mục tiêu cho mình và cố gắng hết sức để thực hiện, sẽ thành công”. Bởi vậy, em kiên nhẫn nắn nót từng chữ, lâu dần thành quen. Về rèn văn hay, trước hết, em tự hứa với bản thân phải rèn nhân cách tốt, sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, biết ước mơ và tin vào những điều tốt đẹp; cũng chính từ đó, em sáng tạo trong diễn đạt những cảm nhận, cảm xúc của mình”, em Nguyễn Thái Anh, học sinh lớp 8A7, Trường THCS Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn, chia sẻ.

Đây là năm thứ 3 Thái Anh đến với cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt”. Cậu học trò nở nụ cười tươi “bật mí”: Ở trường em quen viết bút bi. Khi đi thi em viết bằng bút máy và nó đã mang đến thành công cho em ở 2 năm thi trước, tiến bước đến kỳ thi cấp khu vực ÐBSCL. Nhưng năm nay em đổi sang viết mực nước lá tre, không hề dễ dàng bởi đây là lần sử dụng đầu tiên. Ngoài ra, ở trường em tập luyện viết văn trên giấy thi bình thường, còn ở kỳ thi cấp tỉnh này em phải viết trên giấy A4, đây là thử thách khó. Song, Thái Anh vẫn tự tin với bài thi viết của mình.

Học sinh tự tin làm tốt bài thi với chữ viết được nắn nót và trình bày sạch, đẹp.

Mặc dù ở thời đại công nghệ phát triển, nhiều người cho là đã có máy móc làm thay nên coi nhẹ chữ viết tay, song, đối với những học sinh đam mê luyện chữ viết đẹp như Thái Anh, chữ viết là thể hiện cá tính, tình cảm; rèn chữ viết được xem như một sở thích, một cách để thư giãn và thích nhất là được thể hiện chữ viết đẹp trong một bài văn với cảm xúc liền mạch.

Em Nguyễn Hằng Ni, lớp 7A2, Trường THPT Viên An, huyện Ngọc Hiển, tâm tình, em rất thích luyện chữ và em hình thành thói quen “vở sạch, chữ đẹp” từ tiểu học. Ðây là lần đầu tiên Ni tham gia cuộc thi này. Ở vòng thi cấp huyện, Ni đoạt giải Nhất, nên ở vòng thi cấp tỉnh, Ni phải rèn luyện rất nhiều với mong muốn đạt kết quả cao để mang niềm vui về cho gia đình, thầy cô và bạn bè.

Ni ở huyện nên không có nhiều điều kiện đọc sách, báo, hay lên mạng như các bạn thành thị, do vậy em thường xem ti-vi, lắng nghe lời truyền dạy của thầy cô, ghi chép cẩn thận, đặc biệt là học cách cảm nhận cuộc sống. Thế nên, với đề thi văn tự sự của cuộc thi, em đã làm tốt việc hoá thân thành thùng rác, thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của một thùng rác công cộng: Tôi sinh ra để làm gì? Tôi đã ở đây, hãy cho tôi rác… Và tôi - thùng rác mong muốn làm sạch môi trường, trả lại không khí trong lành để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Ðối với em Lâm Bửu Hiền, lớp 9, Trường THCS Nguyễn Thái Bình, TP Cà Mau, năm nay đã là năm thứ 4 đến với cuộc thi này nên ngoài việc luyện chữ đẹp, em còn chú trọng chính tả, ngữ pháp, câu từ, cách hành văn và kỹ năng phân tích.

Ðề bài văn nghị luận xã hội năm nay có điểm mới là đòi hỏi kỹ năng đọc và hiểu hình ảnh, bởi đề đưa ra 3 hình ảnh cùng thể hiện một hành vi thiếu văn hoá của con người: có vạch kẻ dành cho người đi đường nhưng họ qua đường không theo vạch, cảnh người xe chen lấn và vứt rác bừa bãi trên đường. Hiền đã làm bài thi thể hiện suy nghĩ của bản thân về người có văn hoá và người không có văn hoá; phân tích hành vi của người đi đường, đồng thời đưa ra biện pháp để bản thân và tất cả mọi người trở thành người hành xử có văn hoá.

Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ÐT), Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi Thái Thị Ngọc Bích phấn khởi cho biết: “Qua 13 lần tổ chức, cuộc thi thực sự vượt qua tính chất của một phong trào. Qua đó, việc rèn luyện chữ viết, trau dồi khả năng viết văn đã được các nhà trường phát triển thành thói quen với ý thức tự giác, sở thích trong học sinh. Minh chứng ngay tại cuộc thi cấp tỉnh sáng 6/11, 88 thí sinh (trong đó có 43 thí sinh khối 6, 7 dự thi bài văn tự sự và 45 thí sinh khối 8, 9 viết bài văn nghị luận xã hội) đều có nét chữ đẹp. Nhìn cách các em cẩn thận, chăm chút cho từng nét viết và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt bài thi, có thể cảm nhận được sự đam mê của các em đối với chữ viết và tình yêu với môn học Ngữ văn”.

“Văn là người, nét chữ là nết người. Rèn luyện viết văn và nét chữ góp phần hình thành nhân cách học sinh. Cuộc thi đã khuyến khích niềm say mê, tạo không khí tích cực cho học sinh thi đua học tập và rèn luyện. Và, cuộc thi đã trở thành cầu nối, góp phần gìn giữ những nét đẹp chữ viết truyền thống của dân tộc. Thông qua những chủ đề mang hơi thở cuộc sống, cuộc thi còn giúp các em học được cách làm người và rèn luyện bản thân mình”, cô Thái Thị Ngọc Bích nhận định./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.